Hotline 24/7
08983-08983

Thông xe nút giao cầu Thanh Trì - QL5 hình hoa thị

Nút giao có hình dạng nửa hoa thị được xây dựng thành hình hoa thị hoàn chỉnh nhằm giải quyết tình trạng thường xuyên ách tắc giao thông tại đây trong thời gian qua.


Toàn cảnh nút giao thông cầu Thanh Trì - QL5 sau khi hoàn thiện thành nút giao hình hoa thị hoàn chỉnh - Ảnh: Cienco 4

Chiều 18/10, Bộ GTVT đã tổ chức thông xe Dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao giữa cầu Thanh Trì với quốc lộ 5 trên địa bàn Hà Nội.

Trước đó, nút giao nàyđược thiết kế theo hình dạng bán hoa thị (chỉ có hai nhánh rẽ lên, xuống QL 5 theo chiều Hải Phòng đi Hà Nội) vàđược đưa vào khai thác từ tháng 2/2007.

Lý do thời điểm trước đó, Bộ GTVTvà các cơ quan thiết kế dựa vào quy hoạch: năm 2010 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoàn thành, QL 5 được giảm tải; đoạn đường sắt đi qua nút giao này sẽ chuyển sang đi trên cao do trùng với tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội từ Yên Viên - Ngọc Hồi - Như Quỳnh. Vì vậy việc xây dựng nút giao bán hoa thị sẽ tránh được việc dịch chuyển đường sắt trước 2007.

Tuy nhiên, đến nay đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chưa hoàn thành, đường sắt đô thị số 1 chưa khởi công nên nút giao cầu Thanh Trì với QL5 phải chịu áp lực giao thông quá khả năng thiết kế, thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm khi dòng xe từ cầu Thanh Trì xuống xung đột với dòng xe trên quốc lộ 5.

Vì vậy, ngày 19/10/2014, Ban quản lý dự án (PMU) Thăng Long của Bộ GTVT cùng liên danh nhà thầu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) - Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (TLC) đã tổ chức động thổ gói thầu xây dựng hoàn chỉnh nút giao thông cầu Thanh Trì với QL 5 với tổng mức đầu tư 1,718 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng các quan khách cắt băng thông xe nút giao thông cầu Thanh Trì – QL 5 được xây dựng hoàn thiện - Ảnh T.Phùng

Để hoàn thiện nút giao này, các nhà thầu đã mở rộng QL 5 qua đây rộng 60m; xây dựng thêm 4 nhánh cầu từ đường phía Bắc cầu Thanh Trì kết nối với QL 5 chiều Hà Nội -Hải Phòng để tách nhập từ đường vành đai 3 với QL 5.

Riêng gói thầu cải dịch đường sắt có giá trị là 75 tỉ đồng sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản được các nhà thầu sử dụng để dịch chuyển 2,05 km đường sắt Hà Nội -Hải Phòng về phía Nam khoảng 40 m so với vị trí cũ.

Theo Tuấn Phùng - Tuổi trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X