Hotline 24/7
08983-08983

Thổ tăng mạnh quân cho Qatar: Nguy cơ lò lửa vùng Vịnh

Tổng thống Mỹ đổi lời, gọi thẳng Qatar ủng hộ khủng bố, Thổ Nhĩ Kỳ quyết tăng quân hỗ trợ Qatar gấp 4 lần, vùng Vịnh hầm hập sức nóng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã quyết định cho phép bố trí quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ Al-Rayyan ở Qatar tăng lên 4 lần so với trước đó dự kiến làm dấy lên lo ngại về cuộc chiến ở quốc gia vùng Vịnh.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được bố trí tại căn cứ Al-Rayyan ở Qatar tăng lên gấp 4 lần từ 94 lên 400 người.

Tho tangmanhquan cho Qatar: Nguy co lo lua vung Vinh
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng 4 lần quân tới Qatar.

Động thái này thể hiện việc Ankara không những coi Doha là đồng minh quan trọng nhất tại khu vực mà còn thể hiện ý định chống lại các quốc gia còn lại.

Trước khi cho phép tăng quân lên 4 lần để hỗ trợ Qatar, Tổng thống Erdogan đã chỉ trích các nước Arabia cắt quan hệ với Qatar, khẳng định việc cô lập sẽ không giải quyết được mâu thuẫn. Một số nguồn tin cho rằng Ankara sẵn sàng viện trợ lương thực và nhu yếu phẩm cần thiết cho Doha.

Nhà phân tích quốc phòng Can Kasapoglu từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và Kinh tế (EDAM) đánh giá, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ không thay đổi tầm nhìn dài hạn đối với khu vực bởi cuộc biến động ngoại giao hiện nay bằng cách điều động quân đội tới Qatar.

Kadir Ustun - giám đốc điều hành Quỹ SETA ở Washington, DC, Mỹ, cho rằng: "Thổ Nhĩ Kỳ đã có căn cứ và binh lính ở Qatar được một thời gian... Gia tăng hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm này có thể là động thái trấn an Qatar".

Căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar, cũng là cơ sở đầu tiên của nước này tại Trung Đông, được thiết lập như một phần thỏa thuận ký năm 2014, cho phép đồn trú 5.000 quân, và hiện đã có 200 lính Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, quân đội của Qatar đã được đặt trong tình trạng báo động cao nhất.

Đài CNN hôm 8/6 thông tin, 16 chiếc xe tăng Leopard đã được đưa ra khỏi kho chứa ở thủ đô Doha để đề phòng.

 Bộ Quốc phòng Qatar ngày 5/6 đã gửi thông điệp cho chính phủ các nước UAE, Ả Rập Xê Út và Bahrain tuyên bố sẽ bắn chìm bất kỳ tàu hải quân nào của các nước này xâm nhập vùng biển của họ, CNN dẫn lời một quan chức Mỹ.

Tổng thống Mỹ nói thẳng Qatar hỗ trợ khủng bố

Ông Donald Trump hôm 9/9 đã cáo buộc Qatar là nhà tài trợ cấp cao cho khủng bố.

“Không may là Qatar có lịch sử tài trợ khủng bố ở mức rất cao... Vì thế chúng ta phải quyết định, chúng ta sẽ chọn hướng đi dễ dàng hay chúng ta sẽ chọn hành động khó khăn mà cần thiết? Chúng ta cần chấm dứt tài trợ khủng bố. Tôi quyết định... đã đến lúc kêu gọi Qatar chấm dứt hành động này” - Tổng thống Mỹ nói tại Nhà Trắng.

Tho tangmanhquan cho Qatar: Nguy co lo lua vung Vinh
Tổng thống Trump gây bão ở Qatar?

Ông Trump cũng cho biết thêm là ông đã giúp các lãnh đạo Ả-rập lên kế hoạch hành động với Qatar sau chuyến  thăm Saudi Arabia tháng trước.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái lại với những gì Mỹ đã tuyên bố. Reuters trước đó dẫn lời các quan chức Mỹ khẳng định, Washington không hề biết trước chuyện các quốc gia Arabia Saudi sẽ cô lập Qatar. Mỹ không nhận thấy dấu hiệu gì của điều này khi ông Donald Trump thăm Arabia Saudi hồi tháng trước.

Thậm chí, khi ông Trump thể hiện sự cứng rắng với Qatar thì Lầu Năm Góc trước đó khẳng định việc cô lập Qatar sẽ là các hạn chế đối với Mỹ trong việc thực hiện các chiến dịch quân sự dài hạn trong khu vực khi căn cứ không quân Al-Udeid của Mỹ nằm tại Qatar.

Còn Ngoại trưởng Rex Tillerson cạnh việc kêu gọi các nước thôi cô lập Qatar, thì hy vọng các bên sẽ tìm ra giải pháp.

Trong khi yêu cầu Qatar chấm dứt tài trợ khủng bố, ông Tillerson cũng cho rằng việc các nước phong tỏa các tuyến giao thông và thương mại ảnh hưởng đến người dân Qatar cũng như đến cuộc chiến chống IS của Mỹ.

Mâu thuẫn trong các phát ngôn từ Nhà Trắng đã biến nước Mỹ vào vai "vạch áo cho người xem lưng" với kế hoạch cô lập Qatar. Bình luận của Tổng thống Trump đã thể hiện rõ nhất sự can thiệp một cách trực diện của Mỹ vào kế hoạch cô lập Qatar qua hành động của các nước Arbia Saudi từ ngày 5/6.

Trước những phát biểu dường như không nhất quán giữa Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, một quan chức cấp cao Nhà Trắng khẳng định với Reuters rằng hai ông Donald Trump và Tillerson vẫn "cùng quan điểm".

"Mỹ muốn một giải pháp cho tình hình nhưng cũng muốn nhấn mạnh những nguyên tắc mà tổng thống đưa ra ở Riyadh" - người này nói.

Qatar sẽ dùng đòn kinh tế để đáp trả lại cuộc tấn công đồng loạt về phía mình

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã ban hành lệnh cấm các tàu quốc tế đến và đi từ Qatar thông qua vùng lãnh hải nhưng hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Qatar hiện chưa bị ảnh hưởng. Các tàu chở dầu của Qatar vẫn dễ dàng đi qua vùng biển của Iran, sau đó đi qua eo biển Hormuz bằng tuyến hàng hải qua lãnh thổ Oman.

Mạng lưới vận chuyển dầu mỏ của Qatar trải dài đến cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Tho tangmanhquan cho Qatar: Nguy co lo lua vung Vinh
Qatar sẽ biến khu kinh doanh ở UAE chìm trong bóng tối.

Bloomberg cho rằng,  nhắc đến hoạt động thương mại liên quan đến dầu mỏ, UAE mới là nước cần Qatar chứ không phải ngược lại.

Qatar là nước có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn thứ ba thế giới. Nước này vận chuyển khoảng 2 tỷ mét khối nhiên liệu thông qua đường ống Dolphin dài 364km dưới biển tới UAE.

UAE cần nhiên liệu từ Qatar để tạo ra sản lượng điện bằng một nửa nhu cầu của quốc gia này. Điều này có nghĩa ván bài mà Qatar có thể trả đũa UAE là rất dễ hình dung.

Trong khi UAE có khá ít lựa chọn để thay thế đường ống dẫn khí Dolphin của Qatar trong ngắn hạn, việc Doha chọn giải pháp dầu mỏ đối với UAE sẽ là một lá bài hiểm của quốc gia giàu có này.

Theo Đông Phong - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X