Hotline 24/7
08983-08983

Tam cường Nga-Mỹ-Trung toan tính Biển Đông 2017

Nga tới gần Thái Bình Dương qua cửa Philippines, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục, thậm chí mạnh mẽ hơn các chính sách với Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngày 5/1, tờ Nhật báo Thanh Niên của lực lượng quân sự Đài Loan đưa tin, Mỹ sẽ nâng cấp toàn bộ chiến đấu cơ F-22 ở châu Á-Thái Bình Dương (TBD), bố trí toàn diện chiến đấu cơ F-35 ở châu Á.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh TBD của Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris đã khẳng định trong một bài phát biểu vào ngày cuối cùng của năm 2016: Mỹ phải bố trí toàn diện F-35 ở châu Á-TBD, hiện đại hóa toàn bộ F-22 để đảm bảo ưu thế sức mạnh không quân, trong bối cảnh không quân Trung Quốc đang hoạt động ngày càng nhiều ở Biển Đông 2017, làm tăng căng thẳng khu vực.

Tam cuong Nga-My-Trungtoan tinhBien Dong 2017
F-35 sẽ phủ sóng châu Á tác động Biển Đông 2017

Động thái này diễn ra sau khi Bộ Tư lệnh TBD quyết định điều động cụm tàu sân bay USS Carl Vinson CVN-70 thuộc biên chế Hạm đội 3 tăng viện cho Hạm đội 7 phụ trách khu vực châu Á-TBD. Đô đốc Harry Harris cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ ưu tiên số một của ông trong năm 2017 chính là hoàn thiện việc bố trí hỏa lực tiền duyên, chuẩn bị ứng phó với mọi nguy cơ ở châu Á-TBD, theo Thời báo Không quân Mỹ.

Theo ông, nguy cơ ấy đến từ Trung Quốc, Nga và CHDCND Triều Tiên. Ở khu vực châu Á-TBD, khu vực này ảnh hưởng tới khu vực khác.

Đặc biệt, South China Morning Post ngày 4/1 đưa tin, cụm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang thử nghiệm các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự trong cuộc tập trận tuần này trên một khu vực ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc- Cảnh Sảng nói rằng: "Cụm tàu sân bay Liêu Ninh đang tiến hành nghiên cứu khoa học và huấn luyện ở Biển Đông, phù hợp với kế hoạch từ trước. Mục đích là để kiểm tra hiệu năng của vũ khí, trang bị".

Nga bước chân vào Biển Đông nhờ Philippines

CNN ngày 5/1 đưa tin, hai tàu chiến Nga đến thăm Philippines tuần này trong lúc Moscow tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Biển Đông đang tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp. Có nhiều thông tin khác nhau từ truyền thông Nga về bản chất thực sự trong chuyến viếng thăm Philippines của 2 tàu Hải quân Nga, tàu khu trục Đô đốc Tributs và tàu chở dầu Boris Butomato đến Manila hôm thứ Ba.

Phó Tư lệnh Hạm đội TBD-Nga, Chuẩn Đô đốc Eduard Mikhailov cho biết, 2 tàu Hải quân Nga sẽ tiến hành tập trận chung với các lực lượng vũ trang Philippines với nội dung chống cướp biển, chống khủng bố. với mục tiêu tập trận chung trong tương lai.

Tam cuong Nga-My-Trungtoan tinhBien Dong 2017
Tư lệnh Hải quân Philippines Francisco Gabudao Jnr (trái) và Chuẩn Đô đốc Nga Eduard Mikhailov tại Manila. Ảnh: SCMP.
Người phát ngôn Hải quân Philippines- Lued Lincuna thì khẳng định, sẽ không có cuộc tập trận chung nào giữa hải quân hai nước trong 5 ngày chiến hạm Nga ghé thăm Manila.

"Đó chỉ là hoạt động đối ngoại quân sự tỏ thiện chí. Ý tưởng về một cuộc tập trận chung trong tương lai đang được thảo luận", ông Lued Lincuna nói.

Sputnik News dẫn lời Chuẩn Đô đốc Eduard Mikhailov cho biết, Nga đang tìm cách tăng cường sự can dự vào Biển Đông. Nga muốn có cuộc tập trận chung với không chỉ Philippines mà còn Trung Quốc và Malaysia.

"Duy trì sự tham dự của Nga cùng với các đối tác trong khu vực là rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định ở Biển Đông, nơi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ vẫn tiếp tục là nguồn cơn của những căng thẳng địa chính trị"- Tướng Mikhailov nói.

Tướng Mikhailov cho biết thêm, Nga đang tìm kiếm hợp đồng bán vũ khí cho Philippines với quy mô tương tự các hợp đồng Nga bán vũ khí cho Indonesia. Không quân Indonesia đang sử dụng chiến đấu cơ Su-30 và Su-27 do Nga chế tạo. Jakarta cũng đang đàm phán để mua 10 máy bay chiến đấu đa năng Su-355 của Nga.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phái Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng thăm Nga để tìm hiểu nguồn cung cấp vũ khí thay thế Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho hay, Moscow đã đề nghị bán cho Manila tàu ngầm, máy bay do thám và súng trường bắn tỉa. Ông Duterte sẽ thăm Nga tháng 5 tới theo lời mời của Tổng thống Putin.

Rõ ràng, mục đích của chuyến thăm là đặt nền móng, tìm kiếm những khả năng hợp tác, hiện diện quân sự sâu hơn của Nga ở Biển Đông trong tương lai. Bên cạnh đó còn là bán vũ khí.

Nga cũng không nằm ngoài cuộc chơi khi tích cực triển khai chính sách Hướng Đông. Mặc dù được dự báo chủ trương coi trọng đối nội, tuy nhiên tân Tổng thống Mỹ luôn tỏ ra bức xúc trước những hành động của Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế-thương mại, đánh cắp sở hữu trí tuệ và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Điều này sẽ khiến quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng hơn và khu vực Châu Á-TBD sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc tranh giành ảnh hưởng kịch liệt giữa hai cường quốc này. Thời cơ sẽ tới với Nga khi vừa bán vũ khí, vừa tìm kiếm tiếng nói và các lợi ích địa chính trị khác trong khu vực.

Tam cuong Nga-My-Trungtoan tinhBien Dong 2017
Biển Đông 2017 sẽ hội tụ tam cường

Đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ sẽ tăng cường bố trí lực lượng chiến đấu cơ F-35, nâng cấp chiến đấu cơ F-22 ở khu vực châu Á-TBD, tăng cường lực lượng ở khu vực này, Moscow không thể không tính đến việc hiệu chỉnh các nước cờ chiến lược.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ- Nga nhiều khả năng sẽ được cải thiện từ năm 2017 sau những phát ngôn thể hiện quan điểm mềm mỏng của ông Trump và những động thái thiện chí từ phía Nga.

Hơn nữa, chính quyền mới của Mỹ chủ trương tập trung vào các vấn đề đối nội sẽ cần sự hợp tác của Nga để giải quyết nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như chống IS, nội chiến ở Syria, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên... Nhiều khả năng việc cải thiện quan hệ song phương sẽ diễn ra từ từ, bắt đầu xóa bỏ một phần lệnh cấm vận nhằm vào Nga.

Nhiều khả năng Biển Đông 2017 sẽ tiếp tục là điểm nóng với sự hiện diện của nhiều tay chơi là những siêu cường.

Theo Đông Phong - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X