Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao S&P dự báo Nga sẽ có nợ công khủng?

Những dự báo của S&P về nền kinh tế Nga trong ngắn hạn phải có nhiều thay đổi, do đó những dự báo dài hạn sẽ khó chuẩn xác.

Trong một nghiên cứu của hãng chuyên đánh giá và xếp hạng tín dụng của Mỹ Standard & Poor (S&P) về tình hình nhân khẩu học và ngân sách của 58 quốc gia, cho rằng sự lão hóa của dân số làm cho tình hình tài chính công ở các nước đang phát triển xấu đi, dẫn đếngia tăng nợ quốc gia.S&P đã đưa ra dự báo nợ công của Nga tăng lên 262% vào năm 2050.

Theo nội dung nghiên cứu của S&P được hãng tin Telegraf của Uzbekistan trích dẫn thì trung bình nợ của các nước đang phát triển sẽ tăng trong khoảng 42% -136% GDP, của các nước phát triển lên khoảng 134%. Bởi do dân số lão hóa,các nước đang phát triển phải tăng chi cho phúc lợi xã hội, nhất là dịch vụ y tế, trong khi số người có khả năng lao động lại giảm đi.

Trong nghiên cứu của S & P thì dân số của Liên bang Nga được dự báo sẽ giảm từ 143,5 triệu người hiện nay xuống còn 128,6 triệu người vào năm 2050 và các chi phí liên quan đến việc duy trì dân số già vào giữa thế kỷ này của Nga tăng từ 13,1% lên đến 19, 1%.Đó là những cộng hưởng khiến nợ công của Nga sẽ tăng từ 18% GDP năm 2020 tăng 262% trong năm 2050.

Cá nhân người viết cho rằng những dự báo của S&P về nợ công của Nga tăng thêm trong thời gian 30 năm là không chuẩn xác. Điều đó được lý giả bởi 3 lý do sau :

Thứ nhất, nét riêng biệt của kinh tế Nga so với các nền kinh tế thị trường truyền thống mà S&P dựa vào để xây dựng các chuẩn mực đánh giá. Nền kinh tế Nga thời hậu Xô viết - nhất là dưới thời chính quyền Tổng thống Putin - vận hành theo một cơ chế rất khác biệt.Đódường như là sự hoà quyện giữa những gì còn sót lại của kinh tế kế hoạch và cơ chế thị trường tự do mà chính quyền Tổng thốngYeltsin theo đuổi.

Kinh tế Nga không tăng trưởng dựa trên nền tảng gia tăng nợ công. Việc chính phủ Nga hoàn tất tới 99% nợ của Liên Xô, đồng thời tăng quỹ bình ổn cho nền kinh tế Nga, khiến nước Nga thoátkhỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 là hoàn toàn khác với dự báo của các chuyên gia và định chế tài chính quốc tế.

Theo trang tin tradingeconomics.com,nước Nga ghi nhận nợ chính phủ năm 2015 tương đương 17,70%/GDP trong năm 2015. Nợ công/GDP của Nga nằm ở mức trung bình 24,92% từ năm 1999 đến năm 2015, trong đó cao nhất là năm 1999 với mức 99,00% và mức thấp nhất là 6,50% trong 2008.

Tai sao S&P du bao Nga se co no cong khung?Biểu đồ gia tăng nợ công của Nga từ 2006- 2016. Nguồn : tradingeconomics.com

Nhìn vào biểu đồ cho thấy gia tăng nợ công của Nga trong giai đoạn 2006 - 2016 là rất chậm. Trong khi đó từ năm 2014 kinh tế Nga đã bị bao vây bởi lệnh cấm vận, song chính phủ Nga vẫn không chọn gia tăng nợ công làm nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng tỏ Moscow sẽ không sử dụng tối đa liệu pháp gia tăng nợ công trong điều hành kinh tế.

Thứ hai, S&P dựa trên các số liệu của một nền kinh tế Nga bị cấm vận cộng hưởng với giá dầu thô chạm đáy để đưa ra dự báo về kinh tế trong hơn 30 năm tới là không phù hợp. Phải chăng S&P nhận định lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nước Nga kéo dài tới cả những năm 50 của thế kỷ 21 này?

Không những vậy, ngay trong năm 2016, kinh tế Nga đã đạt được những thành quả khiến nhiều dự báo tiêu cực về kinh tế Nga đã phải liên tục thay đổi, trong đó Moody's đã nâng dự báo về hệ thống ngân hàng Nga từ tiêu cực lên ổn định, Fitchcũng nâng dự báo xếp hạng tín dụng dài hạn của Nga từ tiêu cực lên ổn định từ tháng 10/2016. Tháng 9/2016, chính S&P cũng dự báo ổn định cho tín dụng Nga lần đầu tiên sau nhiều năm.

Thứ ba, dự báo của S&P đưa ra trong điều kiệntỷ lệ : người mất khả năng lao động/người có khả năng lao động gia tăng, điểu đó khiến cho phúc lợi xã hội ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập xã hội, ngân sách chi cho phúc lợi gia tăng và tỷ lệ nợ công/GDP cũng vì thế mà gia tăng.

Với dự báo này thì rõ ràng S&P đã gạt bỏ các biện pháp mà chính phủ Nga có thể vận dụng để cân bằng dân số. Có thế thấy rằng có tới 3 biện pháp cân bằng dân số mà chính phủ Nga hoàn toàn có thể sử dụng, đó là khuyến khích sinh nở để gia tăng dân số tự nhiên, tăng cường nhập tịch và đón nhận dân nhập cư.

Chắc chắn chính phủ Nga sẽ không ngồi yên để cho nước Nga rơi vào tinh cảnh “người làm thì ít mà người ăn thì nhiều”. Vì vậy, việc gia tăng phúc lợi xã hội do tỷ lệ người mất khả năng lao động/người có khả năng lao động gia tăng. khiến nợ công/GDP của Nga tăng đến 1.455% trong 30 năm là không thực tế.

Không những vậy gia tăng phúc lợi xã hội không phải là nguồn chi khiến cho nợ công gia tăng mạnh nhất- ngay cả tại Nhật Bản là nước có tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới hiện nay-, mà nợ vay thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới là yếu tố khiến gia tăng nợ công mạnh nhất.Phải chăng nghiên cứu của S&P là nhằm mục đích khác và dự báo về nợ công khủng của Nga là hướng tới một mục đích khác?

Chỉ có điềubất cứ mục đích nào mà S&P hướng tới qua dự báo của mình đềukhông nhằm tạo ra những khả quan cho kinh tế Nga.Tuy nhiên, hiệu ứng tích cực từ nướcNga thời cấm vận đã khiến những dự báo tiêu cựccủa S&P về nền kinh tế Nga trong ngắn hạn phải có nhiều thay đổi, do đó những dự báo dài hạncủa S&P cũng sẽkhó có thể chuẩn xác.

Thực tếđósẽ có ảnh hưởng rất không tốt tới S&P với tư cách làmột trong ba tổ chức xếp hạng hạn mức tín dụng uy tín nhất thế giới hiện nay.

Theo Ngọc Việt - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X