Hotline 24/7
08983-08983

Sống bằng ký ức cổ, nỗi “thống khổ” của Trung Quốc

Vài ngày tới, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách biển phi lý của Trung Quốc.

Phán quyết được tiên lượng sẽ đề cập một vấn đề mà nhiều triều đại của Trung Quốc từ thời cổ đại đến nay vẫn tìm câu trả lời: Trung Quốc kết thúc ở đâu.

Nhìn lại lịch sử Trung Quốc, khi triều Minh sụp đổ, các phe phái cứng rắn lên nắm quyền – hồi đó là những nhà tư tưởng - đã thúc đẩy việc xây dựng một tường rào vững chắc để ngăn các bộ tộc du mục. Họ cho rằng cần phải bảo vệ nền văn minh Trung Quốc chống lại những đám người “mọi rợ”.

Dư âm của câu chuyện lịch sử này đang dội lại ngày nay tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đang ráo riết xây dựng hàng loạt pháo đài vững chắc – những hòn đảo nhân tạo mọc lên từ đáy biển – để giúp bảo vệ yêu sách phi lý “đường 9 đoạn”, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông và trải dài gần 1.000 hải lý tính từ bờ biển Trung Quốc.

Đô đốc Mỹ Harry Harris chỉ trích các hòn đảo nhân tạo nói trên là một “bức Trường thành bằng cát”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ xây dựng một “Vạn lý trường thành của sự tự cô lập” thông qua những hành động khiến các nước láng giềng lo ngại.

Trung Quốc, Biển Đông, Bắc Kinh, Philippines, PCA

PCA tổ chức phiên điều trần kín ở Hà Lan để nghe Philippines giải trình các luận điểm quanh vụ kiện Trung Quốc hồi năm 2015. Ảnh: PCA

Trong vài ngày tới, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hợp quốc tại La Haye (Hà Lan) sẽ ra phán quyết về một vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách biển của Trung Quốc. Phán quyết được tiên lượng sẽ đề cập một vấn đề mà nhiều triều đại của Trung Quốc từ thời cổ đại vẫn tìm câu trả lời: Trung Quốc kết thúc ở đâu?

Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đã tức điên khi các quan tòa nước ngoài ngồi phán xét cái mà Trung Quốc coi là vấn đề chủ quyền của họ. Bắc Kinh tuyên bố tẩy chay phiên tòa này.

Nhưng có một vấn đề căn bản hơn, từng là tâm điểm cuộc thảo luận từ triều Minh và gây tranh cãi kể từ đó: Trung Quốc nên quan hệ như thế nào với thế giới? Giờ đây, bên cạnh vấn đề trên, một câu hỏi nữa đặt ra là Trung Quốc nhận thức về chính mình như thế nào.

Cách Trung Quốc phản ứng trước phán quyết của PCA sẽ nói cho chúng ta rất nhiều về suy nghĩ của một đất nước phải vật lộn giữa sự cô lập và cam kết thực dụng.

Phương Tây từ lâu coi Vạn lý Trường Thành là biểu tượng của một dân tộc hướng nội, một “vương quốc bên trong” khép kín, tách biệt với thế giới. Thực tế còn phức tạp hơn thế nhiều.

Học giả Arthur Waldron trong cuốn “Vạn lý Trường thành của Trung Quốc: Từ lịch sử tới huyền thoại” viết rằng biên giới phía Bắc của Trung Quốc đã mở rộng rất nhiều trong phần lớn lịch sử đế quốc của họ.

Việc xây dựng Vạn lý Trường thành dưới triều Minh không phản ánh một vương quốc khép kín bẩm sinh, mà đó chỉ là một lựa chọn chính trị, kết quả của một cuộc tranh luận mà phe chủ chiến đã chiến thắng với niềm tin chắc chắn về tính ưu việt của nền văn hóa và truyền thống Trung Quốc, điều mà ngày nay được gọi là chủ nghĩa ngoại lệ của Trung Quốc. Cách nghĩ này xung đột với chủ nghĩa chủ nghĩa toàn cầu cởi mở hơn do các quy tắc chế ngự ngày nay.

Tương tự ngày nay, sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng các tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông là không thể thay đổi. Tại Bắc Kinh, cuộc tranh cãi vẫn đang sôi động.

Phái diều hâu trong quân đội Trung Quốc, muốn biến hải trình tấp nập bậc nhất thế giới này thành cái ao nhà mình để hải quân của họ thỏa sức tung hoành. Phe này được sự ủng hộ của các công ty năng lượng nhà nước, vốn nhắm vào các mỏ dầu và khí đầy tiềm năng dưới lòng biển.

Những người theo phái siêu dân tộc chủ nghĩa trong tổ hợp công nghiệp -quân sự này sẽ có thể muốn đẩy những nước có tranh chấp, như Philippines và các nước liên quan khác, ra khỏi các thực thể mà các nước này đang kiểm soát. Họ thậm chí ủng hộ giải pháp mạnh tay để ép những quốc gia nhỏ hơn “vào vị trí của mình”.

Dĩ nhiên, lời khuyên trên vấp phải sự phản đối của những người ôn hòa trong cơ quan chính sách đối ngoại, cũng như giới học giả, những người muốn Trung Quốc khẳng định sức mạnh không phải bằng cách làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc.

Cách suy nghĩ của những người cầm trịch ở quốc gia này, kể từ triều Minh rõ ràng đang bị trói buộc. Họ ấn định rằng cần củng cố đường 9 đoạn với lập luận mọi thứ bên trong đó là “từ thời cổ” của và “từng tấc đất” trên lãnh thổ Trung Quốc là linh thiêng. Những người này còn tự đặt mình trước nguy cơ bị coi là yếu kém hoặc thậm chí là không yêu nước, hay phản bội.

Cần nhắc lại rằng cho đến cách đây vài năm, Trung Quốc vẫn không nguôi theo đuổi một cuộc tấn công quyến rũ ngoại giao ở Đông Nam Á, vẫn nhử láng giềng nghèo bằng các dự án cơ sở hạ tầng do họ bỏ tiền tài trợ, dĩ nhiên kèm theo những lời đe dọa.

Nhưng chủ nghĩa dân tộc đang lớn dần. Phái diều hâu không chỉ nhấn mạnh đến việc bảo vệ về vật chất ở Biển Đông mà cả về hệ tư tưởng. Họ ngạo ngược coi các vùng biển xung quanh  là một đấu trường cho cuộc đối đầu chính trị với Mỹ và phương Tây.

Những ai hiểu sử Trung Quốc hẳn rằng không thể quên sự kiện năm 1644, khi các kỵ sĩ Mãn Châu đã hùng dũng vượt qua các pháo đài và giành lại thủ đô Bắc Kinh, xây dựng triều đại đế quốc cuối cùng của Trung Quốc, triều đại nhà Thanh.

Đây là những bài học thực tế của Vạn lý Trường thành: Sức mạnh xuất phát từ đại nghĩa, các hàng rào chỉ gây ra sự chống cự, tẩy chay.

Theo Thảo Linh - Vietnamnet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X