Hotline 24/7
08983-08983

"Soi" lại vụ Donald Trump cáo buộc Obama nghe lén

Việc ông Obama bị cáo buộc nghe lén điện thoại nếu được chứng minh có thể ví như vụ Watergate năm 1972, và kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến an ninh thông tin với tính chất nghiêm trọng.

Cựu tổng thống Mỹ Obama và tân Tổng thống Mỹ Donald trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng cáo buộc người tiền nhiệm của mình, ông Barack Obama nghe lén điện thoại tại tòa nhà Trump Tower trong thời gian diễn ra chiến dịch bầu cử. Theo cách đặc trưng của mình, tuyên bố được ông đăng tải lên trang Twitter: "Thật khủng khiếp! Tôi mới được biết ông Obama đã nghe lén các cuộc điện đàm của tôi ngay trước khi tôi giành thắng lợi. Chẳng có gì được tìm thấy cả. Đây chính là chủ nghĩa McCarthy!

Ông Trump đã so sánh sự việc này với vụ Watergate - vụ nghe lén của Đảng Dân chủ vào năm 1972, và là nguyên nhân dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon đã buộc phải từ chức sớm. "Đó là một kẻ tồi tệ hoặc một người thần kinh không bình thường", ông Trump viết và rõ rằng là ám chỉ ông Obama. Tuy nhiên Tổng thống Mỹ đã không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận vụ này.

Bẫy điệp viên-bắt được Trump

Trên sóng đài truyền hình ABC, cựu thư ký báo chí của Nhà Trắng Josh Ernest đã cực lực phủ nhận các cáo buộc: "Tổng thống Trump chỉ đang đánh lạc hướng chú ý của công chúng khỏi các vụ bê bối truyền thông có liên quan đến việc ông và các quan chức trong chính quyền của mình liên lạc với Nga". Còn phát ngôn viên của cựu Tổng thống Obama, Kevin Lewis cho biết, Tổng thống về hưu "không thể làm một việc như vậy, điều đó vượt quá thẩm quyền của ông".

Về phía ông Michael Myukeyzi, người từng là Tổng chưởng lý Mỹ dưới thời chính quyền George W. Bush cho rằng, việc giám sát có thể đã được thực hiện, tuy nhiên ông Trump "đã không được chính xác khi đưa ta tuyên bố rằng chính ông Obama đã ra lệnh theo dõi". Theo ông Myukeyzi, những giám sát như vậy phải được thực hiện theo lệnh của bộ Tư pháp thông qua tòa án theo quy định của Đạo luật Giám sát Tình báo nước ngoài (FISA).

Bộ Tư pháp có thể đã nghe trộm để tìm phần mềm gián điệp, nhưng trong quá trình xử lý thông tin, họ có thể bắt được các cuộc trò chuyện của ông Trump và các nhân viên của mình, và những nội dung những cuộc trò chuyện này, trên lý thuyết, có thể được đặt trên bàn của ông Obama, người bấy giờ là Tổng thống và Tư lệnh tối cao. Trong trường hợp này, các quy định của pháp luật không hề bị vi phạm, song như thế nghe có vẻ không thuận tai cho lắm.

Nếu tinh ý có thể nhận thấy rằng, sau ngày 11/9/2001, FISA đã nhiều lần sửa đổi nhu cầu "an ninh quốc gia" - một cơ hội để phục vụ cho những dịp đặc biệt, thậm chí là việc nghe lén mà không cần lệnh của tòa án.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Hồ sơ về tổng thống tương lai

Theo ghi nhận của tờ The New York Times và Der Spiegel, những năm gần đây đã xuất hiện nhiều báo cáo về việc liên lạc của các thành viên trong đội ngũ của ông Trump với các nhà ngoại giao Nga. Tài liệu đã được chuẩn bị từ trước và sau đó phần liên quan đến từng cá nhân sẽ được cựu nhân viên trong chính quyền Obama chuyển cho các nhà báo.

Đặc biệt trong đó là các thông tin về cuộc gặp của Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Jeff Seshns với Đại sứ Nga trong chiến dịch bầu cử năm ngoái và cuộc đàm thoại với đại sứ tại Hoa Kỳ của cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn. Sau khi thông tin được phán tán, ông Flynn đã buộc phải từ chức.

Chánh văn phòng Tổng chưởng lý Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan đã đưa ra nhận định rằng, trên thực tế các hồ sơ thông tin có thể bị nghe thấy từ nhiều nguồn, bao gồm cả điện thoại của ông Trump. Trang web Breitbart đã đưa tin về những luận điểm của ông Levin. Cố cấn chính trị cao cấp của ông Trump và chiến lược gia chính của Nhà Trắng là chủ sở hữu và cựu Tổng biên tập của trang mạng này. Được biết, cá nhân Tổng thống thường đọc tin từ tờ Breitbart, và rất có thể phản ứng bốc đồng trên Twitter là kết quả của việc đọc tài liệu này.

Ông Levin tiết lộ, FBI, CIA, NSA, Văn phòng tình báo tài chính của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp liên tục theo dõi ít nhất bốn thành viên tại trụ sở bầu cử của ông Trump, những người này sau đó là thành viên của chính quyền mới. Bộ Tư pháp đã hai lần theo quy định của FISA kháng cáo lên tòa án cho phép nghe trộm điện thoại, điều tra e-mail và nghiên cứu hồ sơ tài chính.

Thêm vào đó, cũng có những yêu cầu cho khai thác điện thoại và giám sát lưu lượng máy tính tại nơi ở chính của ông Trump là tòa Trump Tower. Một số thông tin "liên quan đến các ngân hàng Nga" được xem là cơ sở chính. Nhưng ngay cả khi không tìm thấy bằng chứng trong khi liên lạc thì quá trình nghe lén vẫn được tiếp tục "vì lý do an ninh quốc gia". Trong quá trình nghe trộm tại Trump Tower, có thể họ đã ghi lại các cuộc trò chuyện cá nhân của ông Trump.

Tuy ông Levin không tiết lộ nguồn tin của mình, nhưng lại mô tả điều này như là "cuộc cách mạng thầm lặng" và "một nỗ lực để xây dựng một nhà nước an ninh". Tổng thống Trump đã kêu gọi Quốc hội tổ chức điều tra.

Theo Đức Dũng - Infonet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X