Hotline 24/7
08983-08983

Samsung xin ga bay riêng: Chuyện hậu ưu đãi đang làm quá kém

"Cần cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, thách thức và cơ hội để ưu đãi, nhưng một công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể có cả hai".

Đó là nhận định của PGS.TS Tạ Văn Lợi – Trưởng bộ môn Kinh doanh Quốc tế - Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

Với tư cách nhà xuất nhập khẩu chính, chiếm 35% sản lượng hàng hóa tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và dự kiến tăng lên 50% trong vài năm tới, hiện nay Samsung vẫn đang nhận được khá nhiều ưu tiên về chính sách thuế, chính sách hải quan ưu tiên… Việc nhập linh kiện nhiều như vậy, kèm theo đó là hàng loạt các ưu đãi cho DN nước ngoài, điều này có chứng minh cho việc FDI vào VN chỉ để nhận ưu đãi hay không, thưa ông?

Theo tôi được biết Samsung là tập đoàn kinh tế lớn, đứng đầu chuỗi giá trị sản phẩm điện thoại, ti vi…mang thương hiệu Samsung vì vậy vai trò của các Tập đoàn kinh tế quốc tế là rất lớn với doanh thu hằng năm hơn cả GDP của nhiều quốc gia.

Việc Samsung chọn Việt nam là cả một vấn đề kinh tế phức tạp không chỉ cho Việt nam mà cho cả Samsung. Nếu cho rằng Samsung nhận được khá nhiều ưu tiên về chính sách thuế, hải quan.. quả không sai nhưng không phải là tất cả những gì nhà đầu tư ra quyết định đầu tư tại nước sở tại.

Có hai vấn đề cần nhận thức rõ ở đây là ưu đãi như thế nào và cho đối tượng gì (không phải là chủ thể, mà là cho hàng hóa và dịch vụ). Nếu tất cả các sản phẩm Samsung sản xuất tại Việt nam để xuất khẩu theo tôi phải ưu đãi nhiều vì Samsung như người bạn biết làm ăn đến rủ và chấp nhận chúng ta cùng làm ăn, tao công ăn việc làm và phát triển dịch vụ và công nghiệp hỗ trợ.

Samsung đề xuất xin thêm ga riêng tại Càng hàng không quốc tế Nội Bài

Samsung đề xuất xin thêm ga riêng tại Càng hàng không quốc tế Nội Bài

Sản phẩm Samsung dành cho xuất khẩu và thâm nhập thị trường nước khác và kiếm tiền lợi nhuận từ thị trường đó chứ đâu phải ở Việt nam mà chúng ta lấn cấn chuyện ưu đãi. Trong trường hợp này, chúng ta cần xem những ảnh hưởng của đầu tư đến môi trường, văn hóa, xã hội… hơn là tranh luận có nên hay không nên ưu đãi.

Nếu không ưu đãi họ không vào và bạn phải hiểu bạn là ai mà họ cần đầu tư vào bạn, kết thân với bạn, rủ bạn làm ăn để xuất khẩu kiếm lời. Tuy nhiên, trường hợp thứ hai lại rất cần lên tiếng bảo vệ các doanh nghiệp trong nước và cân nhắc ưu đãi khi Samsung sang thâm nhập thị trường Việt Nam.

Lúc này, cần cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, thách thức và cơ hội để ưu đãi. Trên thực tế một công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể có cả hai hoạt động này nên dễ bị nhầm lẫn hoặc gian lận nhằm hưởng lợi mới đáng quan tâm.

Vì vậy, theo tôi vấn đề không nằm ở chính sách ưu đãi mà lại là công tác hậu đầu tư và ưu đãi nước ta làm quá kém mới sinh chuyện. Do đó, theo quan điểm cá nhân tôi nên chia rõ đối tượng linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu vẫn nên được ưu đãi tuy nhiên cần tăng cường kiếm tra giám sát những hàng hóa bán nội địa một cách chặt chẽ và minh bạch.

Chứ không thể giữ mãi quan điểm chiết trung vì không quản được thì cấm, không cho là tốt nhất. Việc đó có lợi cho người làm chính sách và quản lý nhưng không có lợi cho quốc gia.

Câu hỏi được quan tâm nhiều nhất, đó chính là VN có được lợi ích gì từ việc thực hiện các chính sách ưu đãi này, hay chỉ là được thuê nhân công với giá rẻ?

Như trên tôi đã trả lời, việc Việt nam có được lợi gì không tùy thuộc vào chính Việt Nam khi bắt tay với các tập đoàn kinh tế lớn. Đừng nghĩ họ giàu họ cho ta nhiều lợi nhuận như Tập đoàn Cocacola là minh chứng. Việc họ là tập đoàn kinh tế lớn, giàu có không có nghĩa là làm đối tác với họ thì họ giành cho ta nhiều lợi nhuận hơn các đối tác nhỏ.

Các chính sách ưu tiên không phải là sự cam kết chắc chắn cho sự thành công của quốc gia nhận đầu tư. Thất bại của ưu đãi ngành công nghiệp ô tô Việt nam cũng là minh chứng rõ nhất cho điều đó. Vì vậy, theo tôi nếu chính sách ưu đãi rõ ràng và tuân theo quy luật kinh tế thì không ưu đãi nhiều cho dự án FDI với mục đích thâm nhập thị trường Việt Nam và chỉ nên ưu đãi nhiều cho dự án FDI với mục đích xuất khẩu trong giai đoạn đầu Việt nam chưa đủ tầm vươn ra quốc tế.

Dần dần sẽ tham gia sâu hơn và có nhiều lợi ích hơn. Do đó, không thể nhìn ngắn hạn là Việt nam chỉ có được việc làm giá rẻ. Thực tế, lợi thế này sẽ tăng lên nếu Việt nam có nỗ lực tham gia đúng lộ trình. Việc họ vào để có ưu đãi là đương nhiên và đừng trách họ là thực dụng vì “business is business”.

Muốn Việt nam được lợi nhiều hơn thì phải cố gắng và Việt nam cũng nên ưu đãi các doanh nghiệp Việt nào cung ứng được hàng hóa, linh phụ kiện cho các tập đoàn quốc tế lớn.

Samsung đang trình lên Cục hàng không mong muốn được có một nhà ga hàng hóa riêng tại cảng hàng không Nội Bài, điều này có phải là minh chứng cho việc ưu đãi chồng thêm ưu đãi hay không, thưa ông?

Không, theo tôi là cần có những hỗ trợ cần thiết nhưng phải có điều kiện dành cho hàng hóa nào, linh kiện gì và trong thời gian nhất định. Nếu họ tự bỏ vốn đầu tư khu riêng thì càng tốt nhưng cái cần quan tâm là phải kiểm soát chặt chẽ đúng người đúng việc.

Theo tôi thì tôi không lo sợ về chính sách mà lại lo sợ về cách thực hiện và con người thực thi chính sách có chuẩn không. Đây không phải là ưu đãi mà là phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khi làm đúng bản chất. Nhà nước không bỏ vốn ra làm gì mà chỉ cho cơ chế chính sách để doanh nghiệp tự quản tự làm.

Nếu phân được khu vực riêng cho các tập đoàn kinh tế hàng đầu như vậy thì Nhà nước càng dễ quản và đất nước ta chỉ cần 50 tập đoàn trong Fober 500 công ty toàn cầu xuất hiện ở Việt Nam thôi thì riêng dịch vụ hỗ trợ này đã khá lắm rồi và chúng ta chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang làm dịch vụ cũng tốt hơn.

AloBacsi.vn
Theo Thanh Huyền - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X