Hotline 24/7
08983-08983

Sách hé lộ khoảnh khắc bên chồng con của "quý bà" Myanmar

Nhiếp ảnh gia Christophe Loviny đã kiên trì theo chân nữ chính trị gia Aung San Suu Kyi để có được khoảnh khắc xúc động ghi khắc chân dung và tính cách của bà.

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar

Sách ảnh "Aung San Suu Kyi - Sợ hãi và tự do" của nhiếp ảnh gia Christophe Loviny vừa được phát hành tại Việt Nam. Tác phẩm có hơn 100 bức ảnh, lột tả nhiều khoảnh khắc cuộc đời của bà Aung San Suu Kyi - nữ chính trị gia được người dân Myanmar yêu quý. Christophe Loviny là nhà báo, nhiếp ảnh gia nổi tiếng, tác giả của nhiều cuốn tiểu sử. Ông bắt đầu chụp ảnh bà Aung San Suu Kyi từ năm 1996. Trong năm năm gần đây, ông đã đào tạo một thế hệ nhiếp ảnh gia Myanmar mới. Những người này đã đóng góp nhiều tấm hình quý giá vào cuốn sách, bên cạnh các bức do chính Loviny chụp.

Sách còn có những lời chú thích giúp độc giả theo chân bà Suu qua nhiều hoạt động quan trọng. Ngoài ra, sách trích dẫn nhiều câu nói nổi tiếng của bà, như: "Không phải quyền lực khiến con người ta tha hóa mà chính là nỗi sợ. Nỗi sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa kẻ nắm quyền lực trong tay và nỗi sợ bị quyền lực áp bức làm tha hóa những ai nằm dưới ách quyền lực". Trong ảnh: Aung San Suu Kyi thời trẻ.

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar-1

Bà Aung San Suu Kyi trong lễ cưới tổ chức vào ngày 1/1/1972 sau hai năm đính hôn với một người Anh. Đám cưới được tổ chức theo nghi lễ Phật giáo tại nhà một người bạn của cả hai là Nam tước Gore-Booth ở London, Anh. Kết hôn với một người Anh là việc rất can đảm với bà. Bà Suu Kyi vốn là con gái của anh hùng dân tộc Myanmar, người đã mang lại nền độc lập cho Myanmar từ tay người Anh và kiến tạo nên quân đội Miến Điện hiện đại.

Trước khi làm đám cưới, trong lá thư gửi cho chồng, bà viết: "Em chỉ hỏi một điều duy nhất là trong trường hợp người dân cần đến em, anh có giúp em thực hiện bổn phận của mình? Đôi lúc em bị bủa vây bởi nỗi sợ hoàn cảnh và mối bận tâm về đất nước có thể chia cắt chúng ta. Bởi chúng ta vô cùng yêu nhau nên chia cắt sẽ là một nỗi đau khủng khiếp”.

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar-2

Năm đầu tiên sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ sống tại Thimphu, thủ đô của Bhutan - nơi Michael tiếp tục công việc gia sư cho hoàng gia. Đây là thời điểm Bhutan gia nhập Liên Hiệp Quốc và bà Suu đã đảm nhiệm vai trò cố vấn cho Bộ Ngoại giao mới thành lập của vương quốc. Thời giờ rảnh rỗi, họ khám phá vương quốc hẻo lánh vùng núi non bằng xe Jeep, đi bộ hoặc cưỡi la. Du ngoạn cùng họ là chú chó săn Puppy - một món quà do Thừa tướng tặng. Chú chó đã trở thành vật cưng của gia đình. Khi bà Suu mang thai, vợ chồng bà quyết định trở về Anh. Chú chó Puppy cũng đi theo họ.

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar-3

Ngày 12/4/1973, bà Suu sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Alexander. Vài tháng sau, gia đình bà trở lại châu Á khi ông Michael nhận nhiệm vụ dẫn một đoàn thám hiểm tới Nepal - quốc gia lân cận Bhutan. Trong thời gian ở đây, Suu và Michael đã sắp xếp tới Yangon (Myanmar) để Michael và Alexander ra mắt mẹ của Suu. Vượt qua khoảnh khắc bỡ ngỡ ban đầu, bà Khin Kyi - mẹ của bà Suu - nồng nhiệt chào đón gia đình trẻ. Bà Khin rất thích chàng con rể lịch thiệp, luôn giữ phong cách quý phái cổ điển của Anh.

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar-4

Ngay khi gia đình bà Suu trở về Anh vào năm 1974, đề án luận văn tiến sĩ về nền móng lịch sử Bhutan của chồng bà được Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi, trực thuộc Đại học London, chấp thuận. Hai vợ chồng dọn tới ở gần Oxford vì Cao đẳng St John cấp cho Michael một học bổng nghiên cứu. Dù sinh trưởng trong gia đình có nhiều người giúp việc lo chuyện nội trợ, Suu vẫn cảm thấy đặc biệt hứng thú với vai trò chăm sóc gia đình mình cũng như khách khứa. "Cô ấy thường kể rằng mình rất vui khi làm công việc giặt ủi mấy chiếc bít tất của chồng. Cô ấy kể chuyện nuôi hai đứa con. Cô ấy là một bà nội trợ Oxford”, Ngài Robin Christopher - bạn của Michael và Suu - nhớ lại. Ngày 24/9/1977, vợ chồng bà đón đứa con trai thứ hai, đặt tên là Kim. Bà Suu lấy tên một nhân vật yêu thích của bà trong tác phẩm của nhà văn Kipling để đặt cho con trai.

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar-5

Bà Suu rất chú trọng việc nuôi dưỡng và dạy dỗ hai con trai với đầy đủ sự thấu hiểu và thừa hưởng di sản văn hóa Á - Âu của gia đình. Alexander và Kim thường tháp tùng mẹ trở về Yangon vào các kỳ nghỉ hè để thăm bà ngoại và tưởng niệm người ông quá cố trong Ngày Liệt sĩ. Năm 1987, Suu tìm cách cho Alexander và Kim dự lễ xuất gia - một nghi thức kết nạp tăng sinh của Phật giáo. Trong ảnh: bà Suu cùng hai con trai khi vừa hoàn tất khóa tu tập.

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar-6

Khi bà Suu cùng gia đình trở về Oxford sau thời gian ở Shimla, bà bắt đầu làm nghiên cứu sinh tiến sĩ về văn chương Miến Điện tại Đại học London, Anh. Tuy nhiên, vào buổi tối thứ sáu (ngày 1/3/1988), bà nhận được một cuộc điện thoại bất ngờ. “Dì tôi ở Yangon gọi điện tới báo rằng mẹ tôi bị đột quỵ khá nặng và dì nghĩ là tôi nên trở về thăm mẹ". Ông Michael Aris - chồng bà Suu - nhớ lại khoảnh khắc này: "Cô ấy đặt điện thoại xuống và lập tức gói ghém hành lý. Tôi có linh cảm rằng rồi đây, cuộc sống của chúng tôi sẽ đổi thay vĩnh viễn".

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar-7

Bà Aung San Suu Kyi đã rời bỏ mái ấm yên bình với chồng và hai con ở Anh để quay về Myanmar, dấn thân vào cuộc đấu tranh kiên cường kéo dài về sau. Suốt 20 năm, khởi đầu từ cuộc xuống đường ngày 8/8/1988, bà Suu luôn bị bao vây giữa lớp lớp bạo tàn, thù hận của quân đội do chính cha bà lập nên nhưng từ năm 1962 đã phản bội lại lý tưởng phụng sự nhân dân của cha bà. Bà Suu đã bị quản thúc tại nhà ở Myanmar suốt 15 năm, một lần vào tù, nhiều lần bị đánh đập và không ít lần đối diện với họng súng. Giáng Sinh đầu tiên từ sau khi bà Suu bị quản thúc, ông Michael được phép tới thăm vợ nhưng chính quyền quân sự ở Myanmar không cho phép Alexander và Kim đi theo. Bà Suu chỉ được đoàn tụ với các con vào năm 1993 (hình chụp trên).

Trong thời gian này, nỗ lực của Michael nhằm thu hút thế giới quan tâm tới cuộc đấu tranh của vợ ông đã thu được kết quả khi vào tháng 12/1991, bà Suu được trao giải Nobel Hòa Bình. Alexander và Kim thay mặt mẹ nhận giải và với sự ủy thác của mẹ. Họ sử dụng 1,3 triệu USD tiền thưởng để lập quỹ y tế và giáo dục nhằm hỗ trợ thanh niên Miến Điện lưu vong. Phải tới 21 năm sau, vào năm 2012, Aung San Suu Kyi mới có thể tới Oslo (Na Uy) để nhận giải và phát biểu.

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar-8

"Tất nhiên là tôi rất tiếc về việc đã không thể dành thời gian cho gia đình... Tôi muốn ở cùng gia đình, muốn được nhìn thấy các con tôi trưởng thành. Nhưng tôi không hề băn khoăn gì về việc phải chọn ở lại đây với nhân dân của tôi".

Tồi tệ nhất là năm dầu tiên& họ ném tôi vào hố sâu.      Nhiều lúc tôi không có dủ tiền dể mua thực phẩm. Suy dinh dưỡng khiến tóc tôi rụng nhiều và tôi phải nằm liệt giường. Tôi sợ tim mình bị tổn thương. Mỗi lần cử dộng là tim dập thình thịch, thở không nổi. Từ 48 cân mà tôi sụt xuống còn 40 cân& Rồi thị lực giảm. Tôi bị gai cột sống, là tình trạng thoái hóa cột sống& Nhưng họ không bao giờ làm suy sụp dược chỗ này (chỉ vào dầu mình).

Bà Suu kể lại nhiều trải nghiệm đau đớn trong thời gian bị quân đội quản thúc: "Tồi tệ nhất là năm dầu tiên, họ ném tôi vào hố sâu... Nhiều lúc tôi không có đủ tiền để mua thực phẩm. Suy dinh dưỡng khiến tóc tôi rụng nhiều và tôi phải nằm liệt giường. Tôi sợ tim mình bị tổn thương. Mỗi lần cử động là tim đập thình thịch, thở không nổi. Từ 48 kg mà tôi sụt xuống còn 40 kg rồi thị lực giảm. Tôi bị gai cột sống, thoái hóa cột sống… Nhưng họ không bao giờ làm suy sụp được chỗ này (bà chỉ vào đầu mình). Tôi nghĩ rốt cuộc thì vấn đề sẽ phụ thuộc vào việc mỗi chúng ta có thấy bản thân là tù nhân trong ý thức của chính mình hay không. Tôi không bao giờ coi mình là một tù nhân. Tôi luôn đi theo con đường mà mình chọn".

Sau khi Suu dược trả tự do vào năm 1995, gia dình bà dược phép tới thăm. Lúc này, Kim dã là nhạc công và sau dó một năm anh cùng một nhóm nhạc rock biểu diễn mừng Ngày Độc lập tại Yangon.

Sau khi Suu được trả tự do vào năm 1995, gia đình được phép tới thăm bà. Lúc này, Kim - con trai thứ hai của bà - đã là nhạc công. Sau đó một năm, anh cùng một nhóm nhạc Rock biểu diễn mừng Ngày Độc lập tại Yangon. Chưa đầy sáu năm sau khi bà Suu Kyi bước qua chính cánh cổng nhà mình để đến với tự do, một cuộc đổi thay kỳ vĩ đã diễn ra ở Myanmar. Chính thể độc tài cầm quyền suốt nửa thế kỷ được thay thế bởi một guồng máy dân chủ tươi mới. Kỳ vọng ươm mầm xuất hiện trên mảnh đất từng triền miên chìm trong sợ hãi, hận thù. Cuộc đời huyền thoại của bà Suu đã được đạo diễn Pháp - Luc Besson - đưa lên bộ phim mang tên "The Lady". Trong đó, Dương Tử Quỳnh đóng vai bà Suu.

sach-he-lo-khoanh-khac-ben-chong-con-cua-quy-ba-myanmar-11

Nhà báo Bertil Lintner, người đã tới Myanmar vào thời điểm bà Suu đang đi vận động, đã kể lại một lần bà xuất hiện trước đám đông: "Hàng nghìn người đứng chờ nhiều tiếng đồng hồ dưới cái nắng như thiêu dốt… Thế rồi từ đằng xa, một chiếc xe màu trắng chạy tới, kéo theo đám bụi đường phía sau… Đám đông reo hò cuồng nhiệt. Bà xuống xe, rất thư thái, xung quanh là các sinh viên, vệ sĩ. Bà cười chào mọi người. Bà được choàng vòng hoa lên cổ trước khi bước lên bục và bắt đầu nói chuyện. Bà nói suốt hai tiếng đồng hồ mà không có một người nào rời đi. Trẻ con cũng không bỏ về… Bà dùng ngôn lời mộc mạc, cụ thể: 'Các bạn có một cái đầu, và đầu không phải chỉ dùng để gật gật. Các bạn đã gật gật suốt 26 năm rồi. Giờ là lúc các bạn dùng đầu để suy nghĩ''… Mọi người cười ồ lên. Một không khí như trong gia đình vậy".

Trích sách "Aung San Suu Kyi  - Sợ hãi và Tự do"

Theo VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X