Hotline 24/7
08983-08983

Rối loạn tiền đình: hệ quả của cuộc sống hiện đại

Rối loạn tiền đình làm không ít người nhầm tưởng mình mắc bệnh nặng. Ths- Bs Lê Hoàng Sơn, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y- dược TP. HCM, cho rằng đó chính là hệ quả của lối sống hiện đại, mà nguyên nhân xuất hiện và kết thúc triệu chứng phụ thuộc vào chính người bệnh.

Thế nào là rối loạn tiền đình

Cấu trúc của ốc tai trong có bộ phận giúp con người giữ thăng bằng và nhận diện được vị trí của mình trong không gian. Dây thần kinh chịu trách nhiệm này được gọi là dây tiền đình. Vậy rối loạn tiền đình nghĩa là rối loạn dây tiền đình. Trước đây, người ta vẫn thường gọi đó là suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, đến nay, khi tỉ lệ người mắc triệu chứng này ngày càng cao, hay nói đúng hơn là tỉ lệ người có triệu chứng này nhưng không tìm ra bệnh ngày càng tăng thì giới chuyên khoa vẫn thường gán cho người đó cụm từ “rối loạn thần kinh chức năng”.

Đây là tình trạng thường thấy ở nữ nhiều hơn nam, ở người trẻ nhiều hơn người già ( ở người già chủ yếu là do bệnh lý gây nên), ở người làm việc trí óc nhiều hơn người lao động chân tay, người làm việc ngồi một chỗ kéo dài ... Hiện nay, chưa phát hiện trường hợp nào ở trẻ em. Vì vậy, nếu thấy trẻ em có những dấu hiệu dưới đây thì cần nghĩ ngay là trẻ có vấn đề về não.

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Do hoạt động trí óc không đúng, như: căng thẳng thần kinh quá sức chịu đựng hoặc kéo dài quá mức.

Dấu hiệu nhận biết người bị rối loạn tiền đình là hay ra mồ hôi tay, chóng mặt (xuất hiện nhiều ở người có hệ thần kinh yếu, không thăng bằng hay người sống nội tâm, lệ thuộc quá nhiều vào người khác một vấn đề nào đó), nhức đầu, hay quên, rối loạn giấc ngủ.

Thông thường, người bị rối loạn tiền đình hay bị chóng mặt nên rất dễ bị té.

Rối loạn tiền đình không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người mắc phải. Tuy nhiên, triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý khiến họ không muốn sinh con.

Phòng ngừa và điều trị

Do đây không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng nên người mắc phải chính là người quyết định quá trình điều trị và phòng ngừa cho bản thân, thể hiện qua lối sống hàng ngày.

Giới chuyên khoa vẫn thường đưa ra những lời khuyên trong quá trình điều trị như:

Làm việc bằng mắt phải tuân theo luật 50/10, nghĩa là làm 50 phút phải nghỉ ngơi 10 phút. Đây cũng là lý do vì sao trong giáo dục người ta chia thời gian học bằng một tiết 45 phút.

Tập những môn thể dục thể thao có chấn động dưới gót chân.

Nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.

Trong cuộc sống đừng quá cầu toàn mà nên cố gắng lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

Chú ý, nếu ở người lớn tuổi xuất hiện triệu chứng chóng mặt, xây xẩm thì nên đưa đến cơ sở y tế vì đó có thể là dấu hiệu của những bệnh mãn tính thường gặp ở người già như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…

Nguyên Hạnh

Theo PhuNuOnline

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X