Hotline 24/7
08983-08983

Rộ mốt quà Valentine chocolate... cần sa

Ngày Valentine 2017 xuất hiện một loại quà rất mới mang tên chocolate cần sa.

Mùa Valentine năm nay, món quà tặng được đánh giá “độc”, “dị”, “lạ”, đó chính là chocolate cần sa. Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ chocolate cần sa được bán đầy rẫy trên mạng bởi đây là món ăn, không phải chất hút hít như cần sa thuần túy.

Giá của loại chocolate cần sa giao động từ 120.000 - 250.000 đồng. Chúng được quảng cáo "cắn một miếng phê pha tới bến".


Chocolate cần sa được bán rộng rãi trên mạng xã hội. Ảnh: TL
Chocolate cần sa được bán rộng rãi trên mạng xã hội. Ảnh: TL

Theo quảng cáo trên trang web www.chococarla... thì 70% chocolate đen với hạt cây cần sa. Tỷ lệ là 3: 1, được coi là một điểm dinh dưỡng của xem là tối ưu. Hạt cây gai dầu là một thành phần lý tưởng cho một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Hàm lượng ca cao không béo (31,5%) trong sô cô la và hàm lượng polyphenol tự nhiên có có lợi cho sức khỏe, có chứa các chất chống oxy hóa.

​Theo giới sành chơi cần sa, với 80g cần sa trong 100g chocolate, thì loại chocolate này được đánh giá là khá nặng. Nếu sử dụng liều lượng vừa phải thì không vấn đề gì, còn nếu lạm dụng quá sẽ có nhiều tác dụng phụ như gây nghiện hoặc sinh ảo giác.

Để đạt được “hiệu quả” nhất nhiều bạn trẻ mách nhau nên ăn khi đói hoặc cơ thể trong trạng thái bình thường, sau khi ăn khoảng 2 đến 3 tiếng mới "ngấm", tác dụng 6 tiếng đến cả ngày.

Hiện nay, thuật ngữ “thăng”, “hight” là từ lóng dùng để miêu tả cảm giác lên “đỉnh” của một người đang sử dụng cần sa. Trong trạng thái “thăng” hay “hight”, người sử dụng cần sa thường có biểu hiện không ổn định như hay cười, nói lảm nhảm một mình. Nguy hiểm hơn, những hỗn hợp liên quan tới cần sa có tác dụng kích thích thần kinh và gây nghiện, tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái, phấn chấn với những ảo giác, hoang tưởng.

Loại kẹo này được hướng dẫn cụ thể cách làm trên mạng. Ảnh: TL
Loại kẹo này được hướng dẫn cụ thể cách làm trên mạng. Ảnh: TL

Chocolate cần sa còn một tên gọi khác là “bánh lười” và đã thâm nhập thị trường Hà Nội cách đây chưa lâu. “Bánh lười” là một danh từ chung để chỉ một số loại thực phẩm được trộn cần sa như chocolate, kẹo hoặc bánh ngọt,… Giá cả của chúng cũng muôn hình vạn trạng, phụ thuộc vào đầu nậu kinh doanh.

Trong cần sa có chứa chất tetrahydrocannabinol (THC) - chất này có tác dụng hạ huyết áp, an thần nhưng đặc biệt là kích thích và gây nghiện, tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái, phấn chấn với những ảo giác, hoang tưởng. Chưa kể THC gây biến chứng cho hệ hô hấp gấp 4 lần so với thuốc lá, tạo cho triệu chứng ung thư cũng tiến triển nhanh hơn.

Khi sử dụng cần sa trong thời gian dài, người sử dụng sẽ bị tổn thương cho các tế bào não và có thể làm người sử dụng bị suy nhược thần kinh, rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung, đặc biệt ở những người đã có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt.

Theo Hà Phương - Gia đình và Xã hội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X