Hotline 24/7
08983-08983

Quả ngon cuối hè

Mùa nào thức ấy. Trong tháng này loại quả nào sẽ góp mặt trong các bữa ăn của gia đình bạn?

   
Ảnh sưu tầm
 
Trái cây ăn đúng mùa mới ngon. Chúng là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ, muối khoáng... cho cơ thể. Mỗi loại trái cây có các vitamin khác nhau với hàm lượng cũng khác biệt. Do đó, bạn nên thay đổi các loại trái cây trong món tráng miệng mỗi ngày để bổ sung những chất dinh dưỡng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

 
Bạn có thể gọt vỏ ăn ngay, ép lấy nước uống, xay sinh tố hoặc chế biến thành các món thức uống, hoa quả trộn, bánh, thậm chí món mặn... tùy thích.

1. Lựu
Nước có vị chua nhẹ, ngọt thanh. Quả lựu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như 18 loại a-xít amin, nhất là hàm lượng trytophan, lysine và a-xít benzendrine. Nước lựu còn tốt hơn cả nước rượu nho.

Theo Đông y, lựu có tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp tăng sức ăn, chống ô-xy hóa cao. Ngoài ra, lựu còn giúp giải rượu hiệu quả.

Khi mua, bạn chọn quả to, vỏ hơi ửng đỏ và cứng. Quả nhỏ thường non, hạt trắng, ít nước.

2. Sầu riêng
Vỏ dày và cứng, có nhiều gai to, nhọn. Quả sầu riêng thường có năm ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 múi, phần cơm màu trắng ngà, dẻo quánh, mùi thơm đặc biệt rất mạnh đối với người ưa thích, còn người không quen cho là nặng mùi, khó chụi.

Trong 100g cơm quả sầu riêng có 37,14% nước, 6,38% chất đạm, 2,7% chất béo, 16,2% chất đường. Mùi thơm của múi sầu riêng là do hỗn hợp của các este và thiother tạo thành.

Về y học, quả sầu riêng ngon bổ, ăn nhiều có tác dụng phục hồi sức khỏe. Bạn có thể ăn tươi hoặc nghiền nát với nhiều loại quả khác như dứa, mãng cầu xiêm, bơ, đào... làm món sinh tố. Múi sầu riêng còn có được chế biến thành mứt, kem, bánh, kẹo. Hạt sầu riêng có thể luộc, nướng hoặc rang chín, ăn bùi như hạt dẻ, hạt mít.

3. Bòn bòn
Loại quả này có vị ngọt và hơi chua. Trong 100g bòn bòn có chứa 0,8g protein, 9,5g carbonhydrate, 2,3g chất xơ và nhiều dưỡng chất khác.

Quả tươi có thể giữ khoảng bốn ngày ở nhiệt độ bình thường, nhưng nếu giữ trong ngăn mát tủ lạnh có thể tồn trữ đến hai tuần. Vị ngọt sẽ gia tăng vì lượng đường trong quả được chuyển đến mức cao nhất trong vòng bảy ngày rồi giảm xuống. Ngoài ra, bạn có thể dự trữ bằng cách bóc vỏ, bỏ hạt, ngâm trong nước đường, cho vào hộp, dùng từ từ.

Khi mua, bạn chọn quả nhỏ đều, vỏ không có vết thâm đen, cuống tươi.

4. Chôm chôm
Có nhiều loại: chôm chôm nhãn, chôm chôm Thái Lan, chôm chôm đường. Trong cùi chôm chôm chín có nhiều loại đường dễ hấp thụ, các vitamin và muối khoáng, đặc biệt là nhiều vitamin C, can-xi và phốt-pho.

Trong 100g cùi chôm chôm chứa 38,6mg vitamin C. Chôm chôm thường được dùng ăn tươi, làm coktail. Quả có vỏ giòn, gai cứng, màu xanh là quả tươi.

5. Na
Image
Ảnh sưu tầm

 
Miền Bắc gọi là quả na, miền Nam gọi là trái mãng cầu. Có hai loại: dai và bở. Quả na không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có công dụng giải độc. Bạn có thể ăn tươi, xay sinh tố... Ngoài việc sử dụng quả để ăn, rễ, lá, hạt na còn dùng để làm thuốc.

Vỏ mềm là quả dai, vỏ cứng là quả bở. Khi mua, bạn nên chọn quả gai to, màu trắng ngà, không thâm đen và nứt nẻ. Với loại bở, bạn nên chọn quả tròn, mắt to, kẽ mắt trắng, Da xanh non, cuống nhỏ, chín mềm, không nứt. Quả dai có vị ngọt, ít hạt hơn quả bở. Quả có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng cuống quả chín cây.

6. Măng cụt

Chứa nhiều vitamin C, vitamin B. hàm lượng folavin của măng cụt đứng đầu trong các loại trái cây, có ích đối với thai phụ. Có quả có tính ngọt bình, có tác dụng bổ gan, dưỡng vị.

Trong 100g thịt quả cung cấp 7kcal, chứa 0,8g protein, 1,4g chất xơ, 0,1mg chất sắt, 6mg can-xi...

Khi mua măng cụt, bạn chọn quả có cuống xanh, vỏ hơi mềm, không cứng. Quả có vỏ cứng thường bị chai. Dưới đáy quả, hoa thị càng nhiều cánh càng có nhiều múi, hạt nhỏ. măng cụt ăn tươi rất ngon. Bạn có thể ướp lạnh trước khi ăn.
 

Theo Bibi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X