Hotline 24/7
08983-08983

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát rốn lũ Quảng Bình

Thăm hỏi gia đình nạn nhân, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền... Phó thủ tướng yêu cầu địa phương sớm khắc phục hậu quả lũ lụt, chuẩn bị tâm thế đối phó với cơn bão sắp vào biển Đông.

dieu-truc-thang-cuu-4-thuyen-vien-tren-tau-hang-mac-can

Trực thăng được điều để cứu 4 thuyền viên trên tàu hàng mắc cạn ngay cửa biển. Ảnh: V.Th

Đêm 15/10, Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng cùng đoàn làm việc có chuyến kiểm tra tình hình lũ lụt tại Quảng Bình - địa phương gánh lượng mưa lớn chưa từng có trong lịch sử quan trắc với 747 mm chỉ trong 24 giờ. 

Sau khi thăm hỏi gia đình nạn nhân Lê Văn Thanh (49 tuổi, trú xã Lý Trạch, Bố Trạch) bị sét đánh chết trong lúc chăn vịt, ông Dũng đã thăm các ngư dân, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tại cảng Gianh (Bố Trạch), giao thông trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Ninh (TP Đồng Hới).

Theo báo cáo từ địa phương, tại cảng Gianh có 2 tàu hàng chở clinke bị chìm khiến 5 thuyền viên mất tích, một chiếc khác mắc cạn cách bờ 250 m với 4 thuyền viên trên tàu. “Do dòng chảy mạnh nên các lực lượng dùng nhiều giải pháp quăng dây, điều tàu vào tiếp cận tàu mắc cạn, nhưng không được. Trên tàu không có phao cứu sinh, không có thuyền”, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ thông tin.

Trong đêm, ngành giao thông điều tàu cứu hộ đến để cắm mốc cảnh báo vị trí 2 tàu bị chìm nhằm tránh tai nạn. Phương án cứu hộ 4 thuyền viên được đưa ra là dùng tàu đi ngược dòng nước, thả phao có dây để các thuyền viên bám vào rồi kéo vào bờ. “Đến 10h ngày 16/10 mà không cứu được các thuyền viên sẽ điều trực thăng”, Thứ trưởng Thọ nói.

dieu-truc-thang-cuu-4-thuyen-vien-tren-tau-hang-mac-can-1

Mưa lũ khiến 57.000 nhà dân ở Quảng Bình bị ngập. Ảnh: Hoàng Táo

Phó thủ tướng đã giao Bộ Giao thông phối hợp Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia lên phương án khả thi để cứu hộ để cứu hộ 4 thuyền viên. “Nếu cần thiết điều ngay trực thăng”, ông Dũng nói.

Nhằm khắc phục hậu quả lũ lụt, Phó thủ tướng đề nghị huy động lực lượng tại chỗ tìm kiếm người mất tích, tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời gia đình có người chết, người bị thương. Tỉnh Quảng Bình cần cứu trợ gia đình khó khăn, giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.

“Ngay khi lũ rút, tỉnh phải khắc phục nhanh hậu quả, đảm bảo vệ sinh, không để dịch bệnh, thiếu nước sinh hoạt, khôi phục sản xuất”, Phó thủ tướng chỉ đạo và lưu ý tỉnh Quảng Bình, các ngành theo dõi sát thời tiết, chủ động ứng phó với cơn bão mới chuẩn bị vào biển Đông.

Quảng Bình đón nhận trận mưa 700-1.000 mm trong 3 ngày qua, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ chủ động phòng tránh nên tỉnh đã giảm nhiều thiệt hại về người và tải sản. Đến nay có 9 người chết (trong đó 2 em nhỏ), 10 người mất tích, chủ yếu do tàu ngư dân trôi ra biển, 57.000 hộ dân bị ngập.

Về giao thông, 190 km đường sắt với 25 điểm sạt lở và 30 ga dọc tuyến qua Quảng Bình bị ảnh hưởng, khiến 1.200 hành khách đi tàu bị ách tắc. Ngành đường sắt đã trung chuyển 1.000 hành khách.

dieu-truc-thang-cuu-4-thuyen-vien-tren-tau-hang-mac-can-2

Quân đội Quảng Bình giúp giải tỏa 132 hành khách đường sắt bị mắc kẹt tại ga Lệ Sơn vào sáng 15/10. Ảnh: Hoàng Táo

Thứ trưởng Thọ cho hay đến tối 15/10 ngành đã khắc phục được 100 km đường sắt, còn 90 km đang nỗ lực khôi phục để thông tuyến sớm nhất. Ngoài ra, quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đã thông tuyến trở lại.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, đêm 13/10, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Nghệ An có mưa rất to. Trong 24 giờ, tổng lượng mưa đo được tại trạm khí tượng Đồng Hới (Quảng Bình) lên tới 747 mm. Chiều và đêm qua, mưa ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An giảm.

Theo Hoàng Táo - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X