Hotline 24/7
08983-08983

Philippines mở đường cho Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ vừa đạt được thỏa thuận triển khai 5 căn cứ quân sự ở Philippines trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang ngày càng căng thẳng như hiện nay.

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên Zing News, Mỹ vừa đạt được thỏa thuận triển khai 5 căn cứ quân sự ở Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila về vấn đề Biển Đông đang ngày càng gia tăng.

Phó trợ lý của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Amy Searight hôm 18/3 cho biết thỏa thuận vừa đạt được là một phần của Hiệp định Hợp tác Quốc phòng tăng cường mà Washington và Manila đã ký cuối năm ngoái.

Philippines cho phép Mỹ mở 5 căn cứ quân sự làm đối trọng với Mỹ trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay.Philippines cho phép Mỹ mở 5 căn cứ quân sự làm đối trọng với Mỹ trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh Philippines Navy

Thỏa thuận này cho phép Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở các cơ sở quân sự cũ tại Philippines, với các loại tàu và máy bay để phục vụ các hoạt động đảm bảo an ninh hàng hải và nhân đạo, Reuters đưa tin. Hiện tại, bà Searight chưa tiết lộ vị trí của các căn cứ mới nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ công du Philippines trong tháng 4 để thảo luận chi tiết về thỏa thuận.

Được biết thỏa thuận mới giữa Mỹ và Philippines đạt được chỉ một ngày sau khi Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang có những hoạt động ở bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm của Philippines năm 2012. Các quan chức Hải quân Mỹ lo ngại Trung Quốc đang tiến hành các bước đi để bồi lấp thực thể này, giống cách họ làm với 7 đá và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đô đốc John Richardson, Tư lệnh hải quân Mỹ, chia sẻ nhận định rằng, việc Tòa án Trọng tài Thường trực sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines có thể trở thành động cơ để Bắc Kinh quyết tâm thành lập một Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, tương tự như việc đơn phương lập ADIZ ở biển Hoa Đông hồi năm 2013. "Đây chắc chắn là một mối lo ngại", ông Richardson nói, và cho biết Mỹ đang cân nhắc biện pháp phản ứng nếu Trung Quốc thực sự hành động như vậy.

Cũng theo phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lầu Năm Góc đã yêu cầu Quốc hội Mỹ cấp khoản kinh phí 50 triệu USD để hỗ trợ năng lực đảm bảo an ninh hàng hải của các quốc gia trong khu vực và Philippines sẽ nhận được “phần lớn nhất”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Washington luôn theo sát những diễn biến mới nhất của tình hình Biển ĐôngBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Washington luôn theo sát những diễn biến mới nhất của tình hình Biển Đông. Ảnh Defense News

Các quỹ hỗ trợ của Mỹ nhằm tăng cường khả năng trang bị các loại radar và các phương tiện giám sát Biển Đông khác trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những hành động nguy hiểm nhằm hiện thực hóa yêu sách lãnh thổ trên tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Mỹ nhiều lần bày tỏ quan ngại về yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.

Trước đó trong tháng 1, Philippines đề nghị cho Mỹ sử dụng 8 căn cứ quân sự, bao gồm cả căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic Bay mà Lầu Năm Góc từng sử dụng. Cả hai căn cứ này đều nằm trên đảo Palawan, rất gần Biển Đông.

Trong một diễn biến khác, cuộc họp Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN - Ấn Độ lần thứ 18 bàn về nhiều vấn đề trọng đại, trong đó có tình hình Biển Đông hiện nay đã diễn ra tại Hà Nội ngày 17 - 18/3. Tham dự cuộc họp có đại diện các nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các bộ, ngành liên quan của Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Lê Hoài Trung đồng chủ trì cuộc họp cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Ấn Độ, bà Preeti Saran.

Tại cuộc họp, các nước đều bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến phức tạp và căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, nhấn mạnh việc phải thực hiện kiềm chế, nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ quy tắc COC.

Quan chức cao cấp ASEAN - Ấn Độ bàn về tình hình Biển ĐôngQuan chức cao cấp ASEAN - Ấn Độ bàn về tình hình Biển Đông. Ảnh TTXVN 

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, khẳng định đây là mối quan tâm chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Ấn Độ; mong muốn Ấn Độ tiếp tục có những đóng góp tích cực, tăng cường hợp với ASEAN kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Thứ trưởng nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; kiềm chế, không quân sự hóa, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đi vào thương lượng thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Theo Nguyễn Yên  - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X