Hotline 24/7
08983-08983

Những điều ít biết về chuyến bay chở Giáo hoàng

Giáo hoàng không sở hữu phi cơ riêng mà sử dụng máy bay thương mại, khoảng 70 nhà báo đi cùng ông trong mỗi chuyến công du.

Những điều ít biết về chuyến bay chở Giáo hoàngGiáo hoàng Francis lắng nghe câu hỏi của một phóng viên trên chuyến bay từ Brazil về Rome năm 2013 - Ảnh: Reuters

Khi phi cơ chở Giáo hoàng Francis tới thủ đô Washington DC gần căn cứ không quân Andrews ngày 22/9, nhiều bài báo xuất hiện với tiêu đề như "Không lực 1 của Tòa thánh (Shepherd One) đang trên đường đến Mỹ", "Chuyên cơ số một của Đức Giáo hoàng hạ cánh" hay "Giáo hoàng bước xuống từ phi cơ Shepherd One". Các câu từ này có thể khiến nhiều người hiểu lầm về chuyến bay chở Giáo hoàng.

Phi cơ không mang tên Shepherd One

Shepherd One hay Không lực 1 của Tòa thánh là cách mà người dân và truyền thông Mỹ gọi phi cơ chở Giáo hoàng. Tuy nhiên, máy bay không có tên. Đức Thánh cha thường sử dụng phi cơ AZ4000 của hãng hàng không Alitalia trong những chuyến thăm nước ngoài. Người Italy gọi nó là "volo papale" hay "chuyến bay của Giáo hoàng".

Giáo hoàng không sở hữu máy bay riêng

Tên gọi Shepherd One như ngầm khẳng định rằng Giáo hoàng sở hữu phi cơ riêng và thuật ngữ "máy bay của Giáo hoàng" cũng không chính xác.

Vantican luôn thuê máy bay cho chuyến công du dài ngày của Đức Thánh cha và mỗi lần một máy bay khác nhau. Đây là những phi cơ thương mại thông thường. Một ngày trước chuyến bay đặc biệt, máy bay vẫn chở khách từ Rome, Italy, tới London, Anh. Khi chuyến công du kết thúc, nó lại trở về với nhiệm vụ chở khách thường ngày.

Thông thường, Giáo hoàng sử dụng phi cơ của hãng hàng không Alitalia của Italy để tới đất nước công du và dùng phi cơ của nước sở tại cho chuyến bay về. Trong chuyến thăm lần này, Giáo hoàng Francis bay đến Washington bằng phi cơ của Alitalia và sau đó sẽ quay về trên chuyến bay của American Airlines.

Không giống Không lực 1 của tổng thống Mỹ

Nhiều người cho rằng, máy bay chở Giáo hoàng có thiết kế tương tự với chuyên cơ Air Force One chở tổng thống Mỹ, bao gồm phòng họp bàn tròn, phòng nghỉ tổng thống, đường dây nóng, phòng liên lạc tín hiệu vệ tinh. Thực tế, phi cơ chở Giáo hoàng là một máy bay phản lực thương mại thông thường. Điều đặc biệt duy nhất là Đức Thánh cha luôn ngồi ở hàng ghế đầu tiên của khoang thương gia.

Nhiều năm trước, các hãng hàng không thường bỏ vài hàng ghế đầu ở khoang thương gia và thay vào đó một chiếc giường cho Giáo hoàng. Ngày nay, hầu hết các ghế ngồi hạng nhất đều có thể chuyển thành giường nên các hãng không cần thay đổi thiết kế của phi cơ.

Gặp gỡ báo chí

Những điều ít biết về chuyến bay chở Giáo hoàngGiáo hoàng Benedict XVI phát biểu trước các phóng viên trên chuyến bay của Alitalia trước khi hạ cánh xuống sân bay Tegel ở Berlin tháng 6/2011 - Ảnh: AFP

Khoảng 70 phóng viên và 30 người trong đoàn tùy tùng sẽ đi cùng phi cơ với Giáo hoàng trong chuyến công du. Mỗi Giáo hoàng có một cách riêng để trò chuyện với các nhà báo.

Những năm đầu là người lãnh đạo Tòa thánh, Giáo hoàng John Paul II thường đi về phía khoang phổ thông để trò chuyện với các phóng viên bằng nhiều thứ tiếng. Ông nói tiếng Ý vài phút rồi chuyển qua tiếng Anh. Khi sức khỏe yếu, ông mời nhà báo tới ngồi cạnh và chào từng người.

Với Giáo hoàng Benedict XVI, ông thường tổ chức một cuộc họp báo trước mỗi chuyến đi. Người phát ngôn của Vantican thu thập các câu hỏi qua máy tính trước 48 giờ và chọn ra một số câu để hỏi Giáo hoàng. Đôi khi, họ cho phép phóng viên hỏi trực tiếp.

Những nhà báo đi cùng buộc phải theo sát toàn bộ hành trình. Nếu ai đó quyết định quay về khi chuyến công du chưa kết thúc, họ sẽ không có cơ hội để bay cùng Giáo hoàng lần sau.

Theo Giám mục Sambi, Giáo hoàng không thể ở trên một chiếc máy bay ít người. Việc nhà báo bỏ về giữa chừng thể hiện chuyến công du gây thất vọng.

Những điều ít biết về chuyến bay chở Giáo hoàngGiáo hoàng trong một cuộc họp báo với phóng viên trên máy bay - Ảnh: Reuters
Chuyến bay về

Trước đây, hãng hàng không Alitalia thường chuẩn bị một túi quà lưu niệm dành cho các phóng viên đi cùng bao gồm rượu vang, nước hoa, thuốc lá và chocolate. Ngày nay, mỗi người sẽ nhận được một chiếc gối tựa đầu và triện của Giáo hoàng.

Các hãng hàng không hiếm có cơ hội chở người đứng đầu tòa thánh vì vậy họ rất sốt sắng. Khi Giáo hoàng quyết định đi máy bay của quốc gia sở tại về nước, các hãng thường cung cấp phi cơ lớn, thực phẩm và đồ uống hạng nhất.

Ở những chuyến bay về trước đây, các ký giả coi đó là thời gian thư giãn. Họ có thể trò chuyện, ăn uống, xem phim hay ngủ bù những ngày thức trắng. Tuy nhiên, mọi thứ hoàn toàn khác trên chuyến bay của Giáo hoàng Francis.

Cuộc họp báo sẽ diễn ra nửa giờ sau khi máy bay cất cánh. Ông nói bằng tiếng Ý trong khoảng một giờ. Vì vậy, các phóng viên khác phải ghi âm lại và dịch sang tiếng Anh. Thời gian còn lại, ký giả chau chuốt bài báo để kịp giờ phát sóng khi phi cơ hạ cánh nên họ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Theo Tống Hoa - Zing.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X