Hotline 24/7
08983-08983

Nhiệt độ chênh so với dự báo, TT Khí tượng Thủy văn TƯ nói gì?

"Nếu đo ở ngoài trời, nhất là các khu đô thị, nơi mặt đệm có nhiều bê tông sắt thép thì nhiệt độ sẽ cao hơn so với đo trong lều khí tượng khoảng 3-4 độ C".

Nguyên nhân từ El Nino

Những ngày qua, nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37 - 400C.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia lý giải, nguyên nhân của đợt nắng nóng trong những ngày qua là do hoạt động của áp thấp nóng phía Tây phát triển mạnh.

Theo ông Hải, đợt nắng nóng lần này khác hẳn so với đợt nắng nóng diễn ra vào cuối tháng 5.

Khi đó, có thời điểm nhiệt độ đo được tại trạm Láng, Hà Nội lên đến 40,30C, nhưng ban ngày trời vẫn có nhiều mây, buổi chiều có mưa giông, buổi tối thời tiết mát mẻ với nhiệt độ từ 27 - 280C.

"Còn đợt nắng nóng đang diễn ra này thì dù nhiệt độ thấp hơn nhưng cả ngày lại không có mây. Nắng gay gắt kéo dài từ sáng đến chiều. Buổi đêm, người dân vẫn phải chịu nhiệt độ cao, phổ biến từ 29 - 310C.

Buổi tối người dân ra đường vẫn cảm thấy bỏng rát, khi đi ngủ cảm thấy oi bức, khó chịu", ông Hải nói.

Nhiệt độ mà Kênh 14 đo được trên chiếc xe ô tô để ngoài trời ở khu vực HN lên tới gần... 60 độ C. (Ảnh: Kênh 14)

Nhiệt độ đo được trên chiếc xe ô tô để ngoài trời lên tới gần... 600C. (Ảnh: Kênh 14)

Cùng với đó, theo đại diện của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nguyên nhân của đợt nắng nóng này còn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino pha nóng.

El Nino đang diễn ra khiến nhiệt độ mặt nước biển ở Thái Bình Dương ấm lên, gây ra thời tiết nóng nực, khô hạn khắp Châu Á.

Cũng theo ông Hải, trong tháng 7/2015 sẽ còn từ 1 - 2 đợt nắng nữa, mỗi đợt kéo dài từ 2 - 3 ngày, với nền nhiệt thấp phổ biến từ 35 - 370C.

"Đợt nắng nóng giống như hiện nay cũng không có khả năng xảy ra tiếp. Sau những đợt nắng nóng, thường có mưa, giông lốc, vì vậy người dân cũng cần phải hết sức đề phòng", ông Hải nói.

Vị này cũng cho biết thêm, theo dự báo, đối với khu vực Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ trong ngày 2 - 3/7, sẽ vẫn tiếp tục có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất từ 35 - 38 độ, vùng đồng bằng và trung du có nắng nóng gay gắt , nhiệt độ từ 38 - 400C.

Đến ngày 4/7, nắng nóng suy giảm dần về cường độ, sau đó kết thúc vào ngày 5/7.

Còn đối với khu vực Trung Bộ thì phải đến ngày 5/7, nắng nóng mới suy giảm dần về cường độ, sau kết thúc vào ngày 6/7.

Về thông tin lúc 0g ngày 2/7, nhiệt độ ghi nhận tại Hà Nội là 340C, tương đương với nhiệt độ tại TPHCM lúc giữa trưa, theo đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương lý giải thì đây là điều hoàn toàn dễ hiểu.

"Bởi lẽ, hiện nay ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ đang chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của áp thấp nóng phía Tây phát triển mạnh nên nhiệt độ cao. Ngoài ra, do không có mây, nắng nóng gay gắt từ sáng đến chiều nên về đêm nền nhiệt vẫn ở mức cao.

Trong khi đó, tại TPHCM hiện nay, ngày trời nắng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và giông, nhiệt độ cao nhất phổ biến 32 - 340C", vị này giải thích.

Nhiệt độ cao nhất trong ngày 1/7 đo được tại một số điểm nắng nóng gay gắt. Ảnh: NHCMF.
Nhiệt độ cao nhất trong ngày 1/7 đo được tại một số điểm nắng nóng gay gắt. Ảnh: NHCMF.

Vì sao nhiệt độ đo khác nhau?

Nhiều người dân sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ ở một số khu vực tại Hà Nội lên tới gần 50 độ, thậm chí ở xe ôtô nên tới gần 600C, trong khi đó nhiệt độ cao nhất cơ quan khí tượng ghi nhận là 40 - 410C.

Về vấn đề này, đại diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho rằng, cần phải xem xét kỹ việc đo này được thực hiện như thế nào.

Theo vị này, hiện nay, nhiệt độ cơ quan khí tượng thông báo là căn cứ vào số liệu được đo kỹ thuật trong lều khí tượng, cách mặt đất khoảng 2 m, dưới mặt đệm phải là cỏ xanh và độ cao của cỏ là 15cm...

Cùng với đó, tất cả các thiết bị đo, số liệu đều theo tiêu chuẩn của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), được áp dụng trên toàn cầu.

"Ở đây, khi người dân sử dụng những thiết bị đo khác nhau, ở tại các bề mặt tiếp xúc nhiệt khác nhau thì nhiệt độ đo được sẽ là khác nhau.

Hiểu một cách đơn giản, ngay việc chúng ta mặc áo hay không mặc áo giữa trời nắng đã khác nhau rồi. Chắc chắn một nhiệt kế đặt ở chỗ cỏ sẽ khác nhiệt kế đặt ở dưới mặt đất, bê tông hay nhiệt kế treo lơ lửng trên ô tô, nóc nhà.

Đối với Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, tiêu chuẩn đo và số liệu dự báo đều theo tiêu chuẩn của Tổ chức Khí tượng thế giới quy định", vị này nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, nếu đo ở ngoài trời, đặc biệt là ở các khu đô thị, nơi mặt đệm có nhiều bê tông sắt thép thì nhiệt độ sẽ cao hơn so với đo trong lều khí tượng khoảng 3 - 40C.

Riêng với các ô tô hiện nay, đều có các nhiệt kế đo nhiệt độ và ngoài chịu tác động của nhiệt độ thì còn chịu tác động của máy xe nổ ra nên việc đo nhiệt độ nên tới gần 600C là chuyện bình thường.

Theo Hoàng Đan - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X