Hotline 24/7
08983-08983

Nhật bác tin suýt không chiến với Trung Quốc

29/6, Nhật Bản đã bác tuyên bố của một cựu Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (ASDF) về việc các máy bay chiến đấu của họ và Trung Quốc suýt không chiến trên biển Hoa Đông.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Koichi Hagiuda khẳng định một máy bay tiêm kích của ASDF hôm 17/6 đã được xuất kích để đối phó với những động thái của máy bay Trung Quốc ở phạm vi gần nhưng không bị đe dọa bằng tên lửa cũng như không bị đe dọa tấn công như tuyên bố của cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Trên không ASDF Kunio Orita.

Trước đó, trong bài viết trên Japan Business Press hôm 28/6, ông Orita khẳng định một máy bay chiến đấu của Trung Quốc mới đây có hành động đe dọa giống như sắp tấn công một máy bay của ASDF trên không phận biển Hoa Đông.

Vị cựu tư lệnh cho biết thêm hành động của máy bay chiến đấu Trung Quốc buộc máy bay Nhật phải tìm cách tránh.

Sau khi thông tin được đăng tải, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản thậm chí còn lên tiếng xác nhận với hãng tin Kyodo rằng thông tin trên là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, cả quan chức này cũng như trang Japan Business Press không nêu cụ thể thời điểm xảy ra vụ việc.


Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc trong một buổi triển lãm ở Bắc Kinh. Ảnh: PRESS TV

Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc trong một buổi triển lãm ở Bắc Kinh. Ảnh: PRESS TV

Ông Orita viết: “Máy bay của Trung Quốc có những hành động rất khiêu khích cùng với những diễn biến trên biển”. “Những diễn biến trên biển” mà ông Orita ám chỉ chính là sự việc khi các tàu hải quân Trung Quốc có vũ trang lần đầu tiên đi vào lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 9-6.

Cũng theo bài viết, máy bay chiến đấu Trung Quốc “có hành động giống như chuẩn bị tấn công” máy bay Nhật Bản. Máy bay của Nhật Bản sau đó phải rời khu vực do phi công lo ngại có thể xảy ra xung đột trên không với hậu quả khôn lường. Không chỉ vậy, máy bay Nhật Bản cũng kích hoạt thiết bị phòng vệ một vụ tấn công bằng tên lửa. Thiết bị này được cho là pháo sáng, dùng để đánh lạc hướng bất cứ tên lửa dẫn đường nào.

“Trước đây, máy bay Trung Quốc thường giữ một khoảng cách nhất định với máy bay của ASDF. Thế nhưng, lần này mọi việc đã hoàn toàn thay đổi” - bài viết nhấn mạnh.

Ông Orita còn nói thêm những vụ đối đầu kiểu này có thể dẫn đến một cuộc xung đột trên không nên “chính phủ Nhật Bản cần nghiêm túc xem xét vụ việc và kêu gọi Trung Quốc tránh các hành động như thế này”.

Theo H.Bình - Người lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X