Hotline 24/7
08983-08983

"Nhà sư" tung card visit “khủng” lên mạng tự biến nhà thành chùa

Nhà sư "rởm" Thích Tâm Phúc tự chuyển nhà mình thành chùa, tự xưng là chư tăng chùa Hoằng Pháp, tung card visit giới thiệu chức vụ “khủng” lên mạng nhằm lừa gạt.

Giới thiệu chức "khủng" từ card visit đến phông treo trong chùa

Như chúng tôi đã đưa tin, trước đó trên một số trang mạng xã hội đã lan truyền một tấm card visit bắt mắt với hàng loạt các thông tin về chức vụ "khủng" của một vị "đại đức" tự xưng pháp danh Thích Tâm Phúc.

Từ thông tin trên tấm card visit có nhiều phật tử đã tìm đến ngôi chùa của vị “đại đức” này để thăm quan, cúng dường nhưng đến khi tìm hiểu thì họ mới biết mình bị lừa.

Card visit của nhà sư rởm được tung lên mạng để lừa gạt
Card visit của nhà sư "rởm" được tung lên mạng để lừa gạt

Liên quan đến sự việc này, chúng tôi đã tìm đến ngôi chùa Ngộ Chân Tử mà vị “đại đức” này giới thiệu đang trụ trì tại số 174/13A đường Giòng Cát, tổ 8, ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

Qua quan sát bên ngoài, ngôi chùa được xây dựng như ngôi nhà cấp 4, mái được lợp bằng tôn. Trên cây cổ thụ phía trước treo chiếc bảng có dòng chữ “Chùa Ngộ Chân Tự” chứ không phải "Ngộ Chân Tử" như trên tấm card visit.

Mặt tiền của ngôi chùa được quét sơn màu vàng, có hai bảng dán chi chít giấy thông báo, tranh ảnh, thậm chí treo cả phông in hình người mẫu.

Bên trên cửa đi vào treo hai chiếc loa và những chiếc phông treo ngang với những chữ tiếng Việt và tiếng Anh giới thiệu về chức “khủng” của vị “đại đức”.

Mặt tiền của chùa treo những tấm băng rôn giới thiệu chức khủng của vị trụ trì

Mặt tiền của chùa treo những tấm băng rôn giới thiệu chức "khủng" của vị "trụ trì"

Ngôi chùa được trông coi bởi một phụ nữ khoảng 60 tuổi, mặc quần áo nâu, cắt tóc ngắn tự xưng là "sư cô". Thấy có khách lạ đến người này nhanh chân ra mở cửa và hỏi thăm có phải lần đầu đến hay không?

Người phụ nữ này tự giới thiệu mình trông coi chùa cho vị “đại đức” và tự nhận đây là đất của "sư cô", "sư cô" đã hiến cho thầy làm chùa.

Trong khi trò chuyện, "sư cô" giới thiệu thầy được nhiều người biết đến và cũng có nhiều người đến chùa thăm, cúng dường, đọc kinh. Bên cạnh đó "sư cô" cũng liên tục nói đến nhiều trường hợp đến lừa tiền, gạo của thầy.

Khi chúng tôi bày tỏ ý định muốn gặp "trụ trì" thì "sư cô" nói thầy đang đi công tác bên Thái Lan nếu phật tử muốn gặp thì ghi số điện thoại để khai khi thầy về sẽ gọi.

Phía trong ngôi chùa có hai dãy máy tính cũ bụi phủ trắng. Theo lời "sư cô" thì thầy xin những chiếc máy này về để dạy cho những trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường.

Tuy nhiên khi được hỏi hiện nay còn có ai đến học không? Máy còn chạy được không?  "Sư cô" không trả lời mà lảng qua chuyện khác.

Trong chùa còn có một phòng có bàn làm việc có máy tính, cờ của nhiều nước và có cả bảng ghi chức danh như: Bộ ngoại giao, Chủ tịch CLB hội từ thiện quốc tế, Hội nhập Asean, Liên hiệp quốc Vesak.

Người phụ nữ tự xưng là sư cô trông chùa, nhưng theo những người dân thì đây chính là mẹ ruột của vị đại đức

Người phụ nữ tự xưng là "sư cô" trông chùa, nhưng theo những người dân thì đây chính là mẹ ruột của vị "đại đức"

Đi sâu vào bên trong là căn phòng rộng, đặt 3 bức tượng, một bên tường căng tấm phông có in hình bồ tát và có cả tấm hình vị “đại đức” này chụp chung với người có chức vị.

Ngoài ra, trong căn phòng này còn có chiếc tủ kính trưng bày giấy khen, giấy chứng nhận và cả kỷ niệm chương.

Theo những người dân nơi đây, người tự xưng là "sư cô" trông coi chùa chính là mẹ ruột của vị “đại đức” có chức vị “khủng” được giới thiệu trên card visit.

"Biến" ngôi nhà thành chùa

Nói về ngôi chùa này, những người dân nơi đây cho biết, trước đây là ngôi nhà, khoảng năm 2010 và 2011 tự nhiên họ thấy treo bảng đặt tên chùa "Ngộ Chân Tự".

Khi mới đặt tên chùa thì cũng có Phật tử ở nơi khác đến thăm, cúng dường, đọc kinh.

Nhưng khi họ biết vị “đại đức” không phải mang nhiều chức như giới thiệu, hơn nữa khi nghe chuyện vị “đại đức” này hay chửi tục với hàng xóm thì họ không đến nữa.

Theo lời sư cô thì những chiếc máy tính cũ kỹ, phủ bụi được trụ trì xin về để dậy cho những hoàn cảnh nghèo không có điều kiện đến trường. Nhưng khi được hỏi hiện tại có ai học không? và máy tính còn hoạt động được không thì sư cô không trả lời.

Theo lời "sư cô" thì những chiếc máy tính cũ kỹ, phủ bụi được "trụ trì" xin về để dậy cho những hoàn cảnh nghèo không có điều kiện đến trường

Ông Đặng Thành Bảo, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi cho biết Mặt trận tổ quốc xã đã cùng đại diện Giáo Hội Phật Giáo huyện Củ Chi xuống vận động “nhà sư” giải tỏa chùa.

Vì đây là ngôi nhà tự đặt tên, không được các cấp chính quyền công nhận nhưng nhà sư này không hợp tác.

Còn hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó trưởng ban thường trực Ban trị sự GHPGVN TPHCM cho biết, người tự xưng là "nhà sư" này không nằm trong GHPGVN TPHCM.

“Ban trị sự GHPGVN TPHCM đã có văn bản gửi GHPG huyện Củ Chi yêu cầu giải quyết ngay sau khi nghe báo cáo về sự việc này” hòa thượng Thích Thiện Tánh cho biết thêm.

Bên trong chùa có phòng với chiếc bàn được xắp sếp ngăn nắp, có mấy tính, cờ nhiều nước và bảng giới thiệu chức vụ

Bên trong chùa có phòng với chiếc bàn được sắp xếp ngăn nắp, có máy tính, cờ nhiều nước và bảng giới thiệu chức vụ

Cũng theo hòa thượng Thích Thiện Tánh vừa qua trụ trì chùa Hoằng Pháp cũng đã có văn bản chính thức gửi các cơ quan chức năng, phật tử trong nước và ngoài nước thông báo về việc giả mạo người tu hành, tự xưng là chư tăng chùa Hoằng Pháp của Thích Tâm Phúc.

Theo Lâm Phương - Đại lộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X