Hotline 24/7
08983-08983

Người phát hiện gỗ sưa vàng 17 tỷ vẫn còn "trắng tay"?

Ông Phan Văn Gòn, Bí thư Huyện ủy Bố Trạch, Quảng Bình cho biết, người phát hiện khúc gỗ sưa khổng lồ ở xã Phúc Trạch đang được xem xét hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Gốc gỗ sưa khủng vào bảo tàng.

Trước đó, ngày 23/2/2014, cha con ông Nguyễn Văn Thời - Nguyễn Quang Huy (trú thôn 4, xã Phúc Trạch) đi đánh cá phát hiện gốc gỗ sưa dài 1,65 m, rộng hơn 1m bị mắc kẹt tại khu vực bến Troóc.

Sau 2 ngày, lực lượng chức năng địa phương đã trục vớt được gốc sưa trên và đưa về bảo quản tại Hạt kiểm lâm Bố Trạch. Sau đó lãnh đạo tỉnh Quảng Bình quyết định đưa gốc gõ sưa này vào bảo tàng.

Đây là gốc sưa lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay và là gốc sưa duy nhất được trưng bày trong bảo tàng tỉnh và nó được định giá khoảng 17 tỷ đồng. Các cơ quan chức năng địa phương thẩm định đây là gốc sưa mộc vàng, nặng 1,7 tấn.

Hiện cha con ông Thời chờ nhận hỗ trợ từ việc có công phát hiện khúc gỗ sưa này. Theo ông Phan Văn Gòn, việc hỗ trợ sẽ được xem xét bởi lực lượng kiểm lâm đề xuất và cơ quan tài chính địa phương giải quyết hoặc đệ trình lên UBND tỉnh quyết định.

Ngày 20/10, gốc gỗ sưa đã được vận chuyển từ Hạt kiểm lâm Bố Trạch vào bảo tàng tỉnh Quảng Bình để chờ ngày đón khách tham quan.
Trước đây, từng có tranh luận nảy lửa việc có hay không lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Bố Trạch ký cam kết với nhóm người được gỗ sưa vể thỏa thuận trích 30% tổng giá trị khối lượng gỗ cho người phát hiện.

Cũng ở thời điểm phát hiện khúc gỗ sưa này, có luật sư cho rằng, việc đưa gỗ sưa vào bảo tàng đây là việc làm không phù hợp với quy định pháp luật.

Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật Dân sự, khúc gỗ sưa này được xác định là vật bị chìm đắm được tìm thấy, nhưng không xác định được ai là chủ sở hữu và việc xác lập quyền sở hữu sẽ thực hiện theo quy định tại điều 240 bộ luật này.

Khoản 2 điều này quy định: “Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước”. Điều này cũng được quy định tại điểm b khoản 1 điều 17 Nghị định 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009.

Mặt khác, cũng theo Nghị định 19 điều 11 quy định phương án xử lý tài sản - khúc gỗ sưa này là đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Bởi nó không phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa, mặc cho nó có to và giá trị cỡ nào…


Đây là gốc sưa lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay và là gốc sưa duy nhất được trưng bày trong bảo tàng tỉnh. Nó được định giá khoảng 17 tỷ đồng
AloBacsi.com
Theo Quốc Nam - Một thế giới

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X