Hotline 24/7
08983-08983

Người mẹ đạp xe 50 km đưa con đến trường, chăm con bại não

Đã 3 năm nay, bất kể mưa hay nắng, người mẹ tóc đã bạc vẫn hàng ngày đạp xe 50 km đi về, đưa con đến trường, sau đó cùng đứa con bệnh tật đi nhặt ve chai mưu sinh.

Quê ở Kiên Giang, lên thành phố kiếm sống rồi bị chồng bỏ từ khi mang thai đứa con thứ 2, hằng ngày bà Nguyễn Thị Mai (53 tuổi) đều đạp xe đưa con gái nhỏ đi học miễn phí cùng với đứa con gái bị bại não. Hiện mẹ con bà đang trọ ở quận 2, TP HCM.
Quê ở Kiên Giang lên Sài Gòn kiếm sống rồi bị chồng bỏ từ khi mang thai đứa con thứ 2, hàng ngày bà Nguyễn Thị Mai (53 tuổi) đều đạp xe đưa con gái nhỏ đi học miễn phí cùng với đứa con gái bị bại não. Hiện mẹ con bà ở phòng trọ tại quận 2, TPHCM.

Để cho con gái nhỏ, bé Khưu Thị Huỳnh Giao (9 tuổi) được đi học trường tình thương Ánh Sáng (quận 3, TP HCM) đã 3 năm nay bà Nguyễn Thị Mai phải đạp xe từ đường Nguyễn Thị Định, quận 2 sang đường Tú Xương, quận 3. Từ 5h sáng, bà Mai đã dậy sớm khăn gói đưa con đến trường
Để cho con gái nhỏ, bé Khưu Thị Huỳnh Giao (9 tuổi) được đi học trường tình thương Ánh Sáng (quận 3, TP HCM), đã 3 năm nay bà Nguyễn Thị Mai phải đạp xe từ đường Nguyễn Thị Định, quận 2 sang đường Tú Xương, quận 3. Từ 5g sáng, người mẹ đã dậy sớm khăn gói đưa con đến trường.

Chiếc xe lỉnh kỉnh đồ đạc là “ngôi nhà di động” này đồng hành cùng mẹ bà Mai đã hơn 3 năm, là chiếc xe cũ của người khác cho. Trên tuyến đường dài khoảng 25 km có những lúc lên dốc cao, đạp không nổi bà đành dắt bộ, gắng gượng đưa con vượt qua đoạn đường dài
Chiếc xe lỉnh kỉnh đồ đạc - “ngôi nhà di động” đồng hành cùng mẹ bà Mai đã hơn 3 năm, đây là chiếc xe cũ của người khác cho. Trên tuyến đường dài khoảng 25 km có những lúc lên dốc cao, đạp không nổi bà đành dắt bộ, gắng gượng đưa con vượt qua đoạn đường dài.

Trải một chiếc chiếu bên lề đường, bà Mai chăm sóc con gái lớn Khưu Thị Ái My (12 tuổi) bị bại não bẩm sinh trong lúc đợi Huỳnh Giao tan học. Trước đây, bà thường tranh thủ thời gian này, vừa cõng Ái My vừa đi lượm ve chai, nhặt rác. Nhưng gần đây Ái My thường xuyên lên cơn động kinh, bà chỉ có thể ngồi một chỗ chăm sóc con.
Trải một chiếc chiếu bên lề đường, bà Mai chăm sóc con gái lớn Khưu Thị Ái My (12 tuổi) bị bại não bẩm sinh trong lúc đợi Huỳnh Giao tan học. Trước đây, bà thường tranh thủ thời gian này, vừa cõng Ái My vừa đi lượm ve chai, nhặt rác. Nhưng gần đây Ái My thường xuyên lên cơn động kinh, bà chỉ có thể ngồi một chỗ chăm sóc con.

Bà Mai trò chuyện cùng với các phụ huynh cũng đang chờ con tan học. Bà kể: Có mấy hôm, bà nhịn đói chở con đến trường thì suýt xỉu, may sao có cô bán bánh tráng trước trường mang cho chén cơm ăn hồi sức.
Bà trò chuyện cùng với các phụ huynh cũng đang chờ con tan học. Bà kể, có nhiều hôm nhịn đói chở con đến trường suýt xỉu, may mắn có cô bán bánh tráng trước trường mang cho chén cơm ăn hồi sức.

Thương hoàn cảnh của bà Mai nhiều người gần đó đã để dành ve chai cho mấy mẹ con.Thương hoàn cảnh của bà Mai nhiều người gần đó đã để dành ve chai cho mấy mẹ con

Trên đường chở con về, mấy mẹ con tranh thủ nhặt ve chai dọc đường.Trên đường chở con về, mấy mẹ con tranh thủ nhặt ve chai dọc đường

Lên những con dốc cao, Huỳnh Giao thường xuống đi bộ để mẹ đỡ nặng.Lên những con dốc cao, Huỳnh Giao thường xuống đi bộ để mẹ đỡ nặng

Mỗi ngày bà Mai kiếm được khoảng 50.000-100.000 đồng từ tiền bán ve chai nhưng tiền nhà trọ khoảng 1.500.000 đồng/tháng nên bà phải cố gắng hạn chế chi tiêu mới đủ sống. Mỗi khi khát nước, cả nhà tìm một chỗ uống nước miễn phí bên lề đường
Mỗi ngày bà Mai kiếm được 50.000-100.000 đồng từ tiền bán ve chai nhưng tiền nhà trọ khoảng 1.500.000 đồng/tháng nên bà phải cố gắng hạn chế chi tiêu mới đủ sống. Mỗi khi khát nước, cả nhà tìm một chỗ uống nước miễn phí bên lề đường.

Với bà Mai niềm hạnh phúc nhỏ nhoi là được đưa con đi học và thấy
Với bà Mai niềm hạnh phúc nhỏ nhoi là được đưa con đi học và thấy "con khôn lớn nên người". Dù cuộc sống của 3 mẹ con còn cơ cực và khốn khó nhưng bà lạc quan, mong đời con gái nhỏ của mình sẽ có cái chữ, không vất vả như mẹ.

Thương hoàn cảnh của bà, nhiều người bán hàng dọc đường để dành đồ ăn thừa cho 3 mẹ con. Dù vậy bà vẫn tiết kiệm, mẹ con cùng ăn chung một hộp cơm vào buổi trưa.
Thương hoàn cảnh của bà, nhiều người bán hàng dọc đường để dành đồ ăn thừa cho 3 mẹ con. Dù vậy bà vẫn tiết kiệm, mẹ con cùng ăn chung một hộp cơm vào buổi trưa.

Huỳnh Giao và Ái My đùa giỡn dưới cơn mưa.Huỳnh Giao và Ái My đùa giỡn dưới cơn mưa

Huỳnh Giao dắt tay một người bạn khuyết tật sau giờ tan học.Huỳnh Giao dắt tay một người bạn khuyết tật sau giờ tan học

Huỳnh Giao tan học, bà Mai lại chở hai con về nhà dưới cái nắng gay gắt ban trưa.Ba mẹ con đi dưới cái nắng ban trưa ở Sài Gòn.

Theo Q.Chiến - Người lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X