Hotline 24/7
08983-08983

Ngày giỗ 135 người dân Quảng Nam bị lính Đại Hàn thảm sát

14 vòng hoa của các đoàn thể, trường học ở Hàn Quốc được đưa đến bia tưởng niệm Hà My (Quảng Nam), nhân dịp 49 năm ngày giỗ 135 nạn nhân bị lính Đại Hàn thảm sát.

Sáng sớm 20/2, đoàn 4 người Hàn Quốc gồm tiến sĩ lịch sử Ku Su Joeng, cha đẻ của phong trào Xin lỗi Việt Nam, cùng nhà báo Koh Kyeong Tae và hai luật sư người Hàn Quốc đã lặn lội về thôn Hà My (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), để tham dự lễ tưởng niệm 49 năm ngày xảy ra thảm sát của quân đội Đại Hàn, khiến 135 người dân thường bị giết hại.

Rất nhiều vòng hoa đã được gửi đến lễ tưởng niệm, trong đó đa số là vòng hoa từ các tổ chức, trường học, hội nhà văn ở Hàn Quốc. Những người già ở làng Hà My vội sửa soạn, xếp những vòng hoa quanh bia tưởng niệm.

Mâm cúng truyền thống với hương, hoa, bánh chưng,... do người dân trong làng chuẩn bị. Năm nay, trên bàn có thêm chai rượu Hàn Quốc do hai luật sư góp chung.

Nghi thức cúng theo truyền thống của người dân địa phương thực hiện trong vòng 30 phút.

Sau đó là đến phần đặt vòng hoa, dâng hương của những người tham dự. Đoàn người Hàn Quốc do tiến sĩ Ko Su Joeng dẫn đầu tiến lên đài tưởng niệm, thành kính cúi đầu trước những vong linh bị thảm sát.

Họ gập người sát đất bày tỏ tấm chân tình. Sáng 24 tháng Giêng năm Mậu Thân (1968), lữ đoàn Rồng xanh - lính Nam Triều Tiên đã giết hại 135 người dân thường ở Quảng Nam.

Chính quyền, người dân địa phương cũng dâng hương, tưởng nhớ 135 người dân vô tội.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Bà Đặng Thị Khóa, 52 tuổi, bưng mặt khóc trong lễ tưởng niệm. Vào buổi sáng định mệnh 49 năm trước, 8 người trong gia đình bà Khóa bị sát hại. "Với vết thương ở đầu. 3 tuổi tôi không nhớ gì, còn chưa biết mặt cha mẹ, anh em", bà nói trong tiếng nấc.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Trong số 135 nạn nhân vụ thảm sát, có 3 em bé chưa được gia đình đặt tên. "Những em bé mới vài ngày tuổi, nên đành để tên là Vô Danh, giữ nguyên họ theo cha", ông Nguyễn Ngọc Mãi, thân nhân của 8 người cùng thiệt mạng trong buổi sáng thảm sát, nói.

" style="width: 450px; height: auto; display: block; margin: 0px auto;">
Những người dân khi đó bị dồn vào 2 căn nhà tranh rồi lính Đại Hàn xả súng bắn, châm lửa đốt khiến nhiều thi thể không còn nguyên vẹn. Sau thảm sát, lính Đại Hàn cho xe múc san bằng tất cả. Năm 2000, khi xây dựng nhà bia tưởng niệm, những bộ hài cốt được gom lại, chôn chung trong hai ngôi mộ tập thể. Bà Tấn (80 tuổi), cúi khom người mới có thể thắp nén hương. Một bàn chân của bà đã mất trong cuộc thảm sát. "Chúng tôi khép lại nhưng không quên quá khứ, để cùng hướng đến tương lai hòa bình", nhiều người dân nhắn gửi đến nhà báo Koh Kyeong Tae Hàn Quốc.

Theo Nguyễn Đông - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X