Hotline 24/7
08983-08983

Nga - Mỹ sắp cho Trung Quốc "ra rìa"?

Quan hệ giữa Moscow và Washington có khả năng sẽ ấm dần lên khi có Mỹ có tân Ngoại trưởng là "người bạn" của Nga song đây cũng sẽ là lúc Nga dần buông tay Trung Quốc.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) nhận định Bắc Kinh đang theo dõi sát sao mọi động tĩnh ngoại giao giữa Washington và Moscow sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Rex Tillerson, Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil làm tân Ngoại trưởng Mỹ.

Ông Tillerson (64 tuổi) được cho là có mối quan hệ gần gũi với chính quyền Nga và Tổng thống Vladimir Putin từ năm 1998. Thậm chí, ông Putin từng trao tặng "Huân chương Hữu nghị", một trong những huân chương cao quý nhất của nước Nga, cho ông Tillerson vào năm 2013 vì những đóng góp quan trọng trong quan hệ với Nga.

Do đó theo giới quan sát, với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson nhiều khả năng sẽ tạo ra kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa điện Kremlin và Nhà Trắng. Điều này đồng nghĩa với việc Moscow sẽ bớt thân thiết hợp tác hơn với Bắc Kinh đặc biệt ở vùng Trung Á, nơi cả Nga và Trung Quốc đang ngày càng quan tâm.

Nhiều khả năng Nga sẽ dần buông tay Trung Quốc khi mối quan hệ giữa Moscow và Washington được cải thiện.

Các nhà phân tích cho rằng việc hai cường quốc quân sự Nga - Mỹ giảm đối đầu cũng sẽ giúp "môi trường an ninh toàn cầu ổn định hơn" và đây cũng chưa hẳn là tin buồn với Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu các mối quan hệ với Nga tại Viện Nghiên cứu quốc tế ở Trung Quốc, ông Shi Ze nhận định ông Tillerson "hiểu rõ về nhà lãnh đạo Nga và quá thông thạo môi trường đầu tư cũng như các chính sách của Nga".

Cũng theo ông Shi, ngành năng lượng của Nga, vốn phải tìm cách trụ vững sau khi chịu tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014, có thể một trong những lĩnh vực đầu tiên nhận được những tia hy vọng mới ngay khi ông Tillerson chính thức nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ.

Dù hoạt động của Tập đoàn ExxonMobil tại Nga chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi sản xuất toàn cầu nhưng ExxonMobil đã cho thành lập một công ty liên doanh với tập đoàn Rosneft của Nga để cùng khai thác nhiên liệu hóa thạch tại Bắc Cực.

"Mở rộng hoạt động tại Nga sẽ giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế đặc biệt khi ExxonMobil tham gia các dự án dầu khí tại Nga", chuyên gia Shi nhấn mạnh.

Tuy nhiên giới phân tích cho rằng ý định kết thân với điện Kremlin của ông Trump có thể là một phần trong cuộc chơi lớn nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không ngừng được cải thiện nhưng lại cùng cạnh tranh tầm ảnh hưởng ở Trung Á khi hai nước đổ tiền đầu tư vào lĩnh vực năng lực trong khu vực.

Còn theo ông Yun Sun, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Stimson ở Washington, "mối quan hệ hữu nghị giữa Nga và Trung Quốc trong 3 năm qua xuất phát từ việc Moscow bị cộng đồng quốc tế cô lập và những áp lực chiến lược Bắc Kinh phải đối mặt ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Nếu như vị thế của Nga trên trường quốc tế được cải thiện, Moscow sẽ bớt thân với Bắc Kinh. Và Trung Quốc sẽ bị giảm ưu thế khi tiến hành thỏa thuận với Nga".

Ông Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan cũng cho rằng Trung Quốc đối mặt với khả năng mất dần tầm ảnh hưởng với Nga nếu mối quan hệ giữa Moscow và Washington bớt thù địch.

"Nếu các lệnh trừng phạt kinh tế được gỡ bỏ, Nga sẽ bớt phải phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và chiến lược. Theo quan điểm của Nga, mối quan hệ với Trung Quốc sẽ giảm dần", ông Wu nói.

Thực tế vẫn chưa rõ những hiểu biết của ông Tillerson về Nga có thể giúp Washington và Moscow giảm sự bất tin giữa hai nước tới mức nào.

Cũng theo ông Wu, "Tổng thống Putin sẽ không nhượng bộ trong các vấn đề trọng tâm như bán đảo Crimea, cuộc chiến ở miền đông Ukraine và chiến sự Syria. Trong khi sự bất tin với ông Putin trong các nước phương Tây vẫn rất sâu sắc, do đó quan hệ giữa Washington và Moscow chưa thể sớm được cải thiện".

Chuyên gia các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, ông Oh Ei Sun nhận định tình trạng bớt đối đầu giữa Nga và Mỹ có thể mang lại "bầu không khí trong lành" cho an ninh toàn cầu như cùng hợp tác chống khủng bố, giải trừ vũ khí hạt nhân và cuộc chiến ở Syria nhưng lại ít tác động tới khu vực châu Á.

Theo Minh Thu - Infonet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X