Hotline 24/7
08983-08983

Nga lo kho vũ khí "xóa sổ" Mỹ bị đánh phủ đầu

Năng lực hạt nhân của Nga có thể khiến Mỹ "toát mồ hôi", tuy nhiên kho vũ khí chiến lược này rất dễ bị đánh phủ đầu trước khi kịp khai hỏa.

Mỹ hành đồng khi bất an trước kho vũ khí hạt nhân Nga

Washington ngày càng bày tỏ quan ngại về chương trình tái vũ trang của Điện Kremlin. Hồi tháng 7/2014, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama cáo buộc Moscow vi phạm Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm Trung (INF) ký kết vào tháng 6/1988, khi bắn thử một quả tên lửa hành trình trong khi INF cấm các bên sở hữu, sản xuất hoặc thử tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500-5.500km.

Tuy nhiên, cáo buộc trên của Mỹ đã bị Nga thẳng thừng bác bỏ. Trước tình hình đó, Thượng nghị sĩ Cộng hòa James Inhofe ở bang Oklahoma, Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, đã lên tiếng kêu gọi Washington đưa ra đường lối chính sách mới nhằm ngăn chặn Nga tăng cường vũ khí hạt nhân.

Đầu đạn hạt nhân của Nga
Đầu đạn hạt nhân của Nga

Ông Inhofe cho rằng hành động tăng cường vũ khí hạt nhân của Nga gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với nước Mỹ. Ông này cáo buộc Nga "giả tạo" trong việc đàm phán cắt giảm vũ khí với Mỹ, trong khi vẫn tăng cường vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng, hành động này của Nga là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ.

"Giờ quá muộn để thuyết phục Nga về việc tuân thủ các thỏa thuận. Họ đã thử nghiệm khả năng này (khả năng hạt nhân - PV) và chúng ta không có cách nào để biết chắc chắn liệu họ có triển khai những hệ thống này hay không", ông nói.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định rằng: "Tôi không nghĩ rằng chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc chạy đua vũ trang mới. Ít nhất, Nga chắc chắn sẽ không tham gia (cuộc chạy đua vũ trang này). Chỉ là đã đến thời điểm chúng ta (Nga) phải hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân và thông thường của mình".

"Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở một khía cạnh nào đó còn non trẻ hơn của chúng ta , nhưng có thể cũng đã đến lúc họ phải nâng cấp chúng. Tôi chỉ hy vọng rằng Mỹ sẽ tuân thủ những quy định của hiệp ước START mới", ông nhấn mạnh thêm.

Trước đó, trong một bài viết đăng trên tờ Politico, hai nhà chính trị học người Mỹ là Graham Allison và Robert Blackwell đã đưa Nga vào danh sách 10 nguy cơ đối với Mỹ. Theo họ, "Nga là cường quốc duy nhất trên thế giới đủ khả năng làm cho nước Mỹ biến mất khỏi bề mặt Trái Đất chỉ trong vòng 30 phút".

Được biết, tổng số đầu đạn hạt nhân mà 2 nước sở hữu hiện nay nhỏ hơn nhiều so với những năm 1980 , khi mà chỉ riêng Liên bang Xô-viết đã sở hữu tới hơn 40.000 đầu đạn.

Tổ hợp Pantsir-S1
Tổ hợp Pantsir-S1

Nga tăng cường bảo vệ vũ khí chiến lược

Tuy nhiên, sự 'kính trọng' của Mỹ đối với kho vũ khí hạt nhân của Nga không làm Moscow tránh khỏi lo lắng về dòn tấn công phủ đầu của đối phương vào kho vũ khí hạt nhân của mình. Vì vậy, Nga đã triển khai và nâng cấp hàng loạt hệ thống phòng thủ để bảo vệ kho vũ khí chiến lược này.

Theo thông tin được Kênh truyền hình RT (Nga) đăng tải, hệ thống quản lí thông tin kho vũ khí hạt nhân của Nga sẽ được nâng cấp và điều hành bởi một đội chống hacker mới, người đại diện Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ sau một năm tìm kiếm những chuyên gia lập trình máy tính.

Các đơn vị đặc biệt của Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga (SMF) sẽ chịu trách nhiệm điều hành các loại vũ khí hạt nhân và giảm thiểu nguy hiểm nếu tìm ra bất kì mối đe doạ an ninh nào trong hệ thống quản lí thông ti hoàn toàn mới, người đại diện của Bộ Quốc phòng Nga, Igor Egorov cho biết.

"SMF đã áp dụng công nghệ số mới vào việc sử dụng vũ khí và quản lí tài liệu điện tử. Do đó, các lập trình viên mới của SMF sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm điều khiển các loại vũ khí hạt nhân chiến lược và chịu trách nhiệm kiểm soát khả năng chiến đấu của binh sĩ", ông Igor Egorov nói.

Các hệ thống phóng tên lửa và lực lượng vũ trang của Nga luôn có liên kết với hệ thống điều khiển từ xa nhằm tăng cường khả năng trao đổi thông tin cũng như triển khai linh hoạt vũ khí. SMF luôn được trang bị những công nghệ hiện đại nhất trong việc quản lí vũ khí và tài liệu. Việc nâng cấp an ninh của hệ thống này nhằm tránh sự tấn công của các hacker và sẽ vận hành đẩy đủ vào năm 2020.

Ngoài việc nâng cấp hệ thống quản lý, hiện nay hệ thống phòng thủ tầm ngắn hiệu quả nhất đang được Nga sử dụng để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo liên lục đại là Pantsir-S1.

Tổ hợp Pantsir-S1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc trên mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp vũ khí nào có chức năng tương đương.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 gồm radar phát hiện và bám mục tiêu, hệ thống quan sát quang-ảnh nhiệt (sử dụng khi bị đối kháng điện tử mạnh). Chúng cung cấp tham số bắn cho 2 pháo phòng không 2A38M 30 mm và 12 đạn tên lửa phòng không 57E6-E.

Ở tầm xa, Pantsir-S1 sử dụng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu với tầm bắn lên tới 20km, tầm cao 16km. Theo các chuyên gia đánh giá, hệ thống Pantsir-S1 sẽ phát huy thế mạnh của mình khi tấn công những mục tiêu bay tầm thấp như trực thăng, các máy bay cường kích, tên lửa hành trình bay thấp của đối phương…

Ngoài hệ thống Pantsir-S1, kho vũ khí chiến lược của Nga còn được bảo vệ bằng hệ thống phòng không cực hiện đại khác là S-300… Những hệ thống này tạo thành cái ô che chắn an toàn cho hệ thống vũ khí có thể 'xóa sổ' Mỹ của Nga.

AloBacsi.com
Theo Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X