Hotline 24/7
08983-08983

Lo ngại Trung Quốc đưa nhà máy điện hạt nhân nổi ra Biển Đông

Công nghệ không lường trước được vấn đề rò rỉ nguyên liệu hạt nhân, sản xuất phóng xạ thì việc ô nhiễm là điều nhìn thấy.

Trên thế giới chưa có tiền lệ!

Trung Quốc đang tiến gần hơn đến việc hoàn thiện các nhà máy điện hạt nhân trên biển, có thể được sử dụng để hỗ trợ những dự án phi pháp của nươc này ở Biển Đông. Đồng thời, họ cũng cho biết nhà máy điện hạt nhân trên biển có thể "di chuyển" tới những khu vực hẻo lánh và cung cấp nguồn điện ổn định.

Trước thông tin trên, ngày 11/7, PGS.TS Nguyễn Mộng Sinh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết: "Nhà máy điện hạt nhân trên biển và nhà máy điện hạt nhân trên lục địa về cơ bản nguyên lý hoạt động không có gì khác nhau.

Nhưng trên biển họ sử dụng các tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử dựa trên ý tưởng có lò phản ứng, sản xuất ra làm bốc hơi nước, tạo ra áp suất nước, cho chạy qua trục bin và từ đó làm cho đội tàu di chuyển. Hệ thống tàu ở đây bao gồm tàu ngầm, tàu phá băng nguyên tử.

Tàu phá băng nguyên tử cũng có thể coi là một nhà máy điện lưu động trên biển, gắn với hệ thống thiết bị chuyên dụng, làm việc phá băng, tạo đường đi trên biển. Nếu xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên biển thì phải có hệ thống bề nổi tốt.

Có điều, khi nói một nhà máy năng lượng nguyên tử trên biển thì cách thức xử lý hơi mới trong vấn đề khai thác điện hạt nhân. Thông thường hiện nay khai thác điện hạt nhân chủ yếu trên bờ, bởi vì quy mô lớn, bây giờ nếu như chuyển thành quy mô nhỏ hơn, công suất nhỏ, xây dựng trên biển thì cũng coi như là một phương án mang tính chất di chuyển để cung cấp điện, năng lượng cho những vùng ở đảo xa.

Lo ngai Trung Quocdua nha may DHN noi ra Bien Dong

Trung Quốc sắp khởi công nhà máy điện hạt nhân trên biển

Nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy những thông tin này. Cho đến nay chưa có một thông tin nào về việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên biển".

Theo ông Sinh cho hay, thì nguyên lý sử dụng trong các tàu ngầm nguyên tử, trong các tàu lớn như tàu phá băng nguyên tử, phần điện sản sinh ra không nhiều, chủ yếu là phần hơi nước, phần cơ, làm cho chuyển động theo động cơ của tàu.

Nói chung, kiểm soát tác động, theo dõi diễn biến môi trường của cơ sở hạt nhân, ngay cả trên đất liền, qua các trạm quan sát phóng xạ cũng hoạt động không ngừng. Nên qua các trạm quan sát này có thể biết được diễn biến phóng xạ trong nước, xâm nhập qua môi trường không khí, nước biển ra sao.

Lâu nay hệ thống quan trắc nước nào cũng có, nên việc kiểm soát là có thể làm được, nhưng đến khi có hậu quả thì với môi trường biển thì hệ quả là khó thay đổi.

Nguy cơ ô nhiễm trên diện rộng

Nói về nguy cơ ô nhiễm Biển Đông, ông Sinh nói: "Vấn đề an toàn của ĐHN là vấn đề quan tâm của nhiều nước vì nếu như câu chuyện này xảy ra với bất kỳ nước nào thì nó có nguy cơ lan truyền ô nhiễm hạt nhân từ nước này sang nước khác và lúc bấy giờ biên giới quốc gia không còn ý nghĩa nữa.

Bởi thế an toàn hạt nhân, đặc biệt trong phát triển ĐHN được rất nhiều nước quan tâm, kể cả những nước không phát triển điện hạt nhân. Về nguyên tắc nếu như không xử lý cẩn thận, hoạt động nhà máy không gắn với hệ thống xử lý, sử dụng nước biển làm nguội lò phản ứng, tính toán không cẩn thận thì nguy cơ ô nhiễm sẽ rất cao.

Tất nhiên, nhà máy điện hạt nhân thì công suất lớn hơn các lò phản ứng trong tàu phá băng nguyên tử, tàu ngầm, hoặc các loại tàu khác trên biển".

Vấn đề chủ yếu theo ông Sinh là lúc thực hiện dự án đó thì phải làm thế nào đảm bảo vấn đề không gây raô nhiễm môi trường.

Môi trường biển là một môi trường rất linh hoạt, vì là nước, nên khả năng lan truyền chất ô nhiễm rất nhanh, nói ngay như Formosa chỉ là một khu công nghiệp, mà khi xả thải, nó lan ra, khuếch tán rất rộng, nên nguy cơ tác động vô cùng lớn. Chính vì thế, mức độ ô nhiễm của nhà máy điện hạt nhân trên biển sẽ lớn hơn rất nhiều các nhà máy hạt nhân xây ở trong lục địa.

Công nghệ không lường trước được vấn đề rò rỉ nguyên liệu hạt nhân, sản xuất phóng xạ thì việc ô nhiễm là điều nhìn thấy.

Trước những mối lo ngại trên, theo ông Sinh, Việt Nam nên làm: "Hiện nay vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử không còn là nằm trong phạm vi một nước, bất kỳ nước nào làm việc này thì những nước liên quan, thậm chí là không có biên giới trên biển, trên đất liền, cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng vì sự phát tán ô nhiễm qua không khí".

Vì thế, bản thân nước thực hiện dự án phải khẳng định tính an toàn, các nước xung quanh chịu ảnh hưởng có quyền yêu cầu, cần có một tổ chức quốc tế đến thẩm định tính an toàn của dự án.

Bên cạnh đó, cũng có quyền tạo ra một áp lực về dư luận, buộc công khai hóa dự án, chứng minh được không tạo ra những vấn đề lan truyền ô nhiễm".

Là một nước láng giềng, Việt Nam cần có đầy đủ thông tin, chủ động đưa ra nhận định, đánh giá dự án, cùng với các nước có chung quan điểm về Biển Đông, tạo ra dư luận quốc tế để làm thế nào khẳng định dự án đó không gây mất an toàn cho vùng biển.

"Nếu Trung Quốc làm thật thì Việt Nam cần có chủ trương, chính sách, giao thêm trách nhiệm cho các tổ chức có liên quan đang vận hành, các hệ thống quan trắc lưu ý đến thông tin này, theo dõi sát sao, đừng để như Formosa hủy hoại tạo hóa rồi khắc phục là chuyện không thể", ông Sinh nhấn mạnh.

Theo Châu An - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X