Hotline 24/7
08983-08983

Lính dù Nga và Lính thủy đánh bộ Mỹ - Ai mạnh hơn?

Trang mạng warfiles.ru mới đây đã có bài phân tích, đánh giá sức mạnh hai binh chủng "con cưng" của quân đội Nga, Mỹ là lính dù và lính thủy đánh bộ.

Thế giới đang thay đổi, sự tái thay thế hệ thống đơn cực lỗi thời và thiết lập cục diện đa cực mới đang diễn ra. Vị trí cường quốc bá chủ của Mỹ như những gì Tổng thống Obama từng nói trước các sĩ quan tốt nghiệp Học viện Quân sự Westpoint đang bị đe dọa dữ dội.

Trên thực tế, Mỹ không còn đủ nguồn lực để điều phối mọi thứ. Trong tình hình đó, một quân đội có tính chiến đấu cao sẽ bổ sung sự tự tin cho an ninh quốc gia nhiều hơn bất cứ lúc nào.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi thời gian gần đây người ta thường rất "ưa chuộng" việc so sánh và xếp hạng thiết bị kỹ thuật quân sự theo nhiều tiêu chí.

Lúc thì họ liệt kê các máy bay chiến đấu nhanh nhất, lúc lại là xe tăng đắt giá nhất... chẳng có gì bất thường khi vũ khí mới nhất của Nga được mang ra so sánh với những chủng loại tương tự của phương Tây.

Nhưng toàn bộ thiết bị quân sự, tất cả những hệ thống đáng sợ đó, các máy bay siêu cơ động và những cỗ chiến xa độc đáo không đối đầu trực tiếp với nhau, kể cả thiết bị bay không người lái vẫn cần có con người điều khiển.

Bởi vậy, để có cái nhìn khách quan, trước tiên cần phải so sánh tiềm lực con người. Nếu khẩu súng không có người lính bóp cò thì không bao giờ tự bắn được, còn người lính không có súng sẽ chẳng bao giờ giành nổi chiến thắng.

Đương nhiên có nhiều mẫu người đang phục vụ trong các lực lượng quân đội hùng mạnh như Nga và Mỹ.

Đó là lính đặc nhiệm được đào tạo vô cùng kỹ lưỡng mà hoàn toàn có thể xung trận bằng tốc độ không tưởng đối với người bình thường, hoặc đó có thể là những thiên tài về chỉ huy với vũ khí chính là bộ não hoạt động chính xác, sắc bén như lưỡi dao cạo.

Nhưng cũng có nhiều người lính bình thường đang phục vụ trong Binh chủng dù của Nga hay Thủy quân lục chiến của Mỹ và chúng ta sẽ nói về họ.

Huấn luyện thể lực

Lính dù Nga và Lính thủy đánh bộ Mỹ - Ai mạnh hơn? - Ảnh 1.

Hiện trạng thể lực của quân nhân là một trong những tiêu chí chủ yếu. Người lính phải mạnh mẽ và có khả năng chịu đựng để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu được giao. Hãy cùng xem những yêu cầu nào đối với binh lính trong quân đội Nga và Mỹ.

Lính Mỹ không thể ngồi chơi xơi nước. Trái ngược với hình dung của nhiều người về dân Mỹ như là một chủng tộc cần phải dùng xe đẩy để mang chiếc bụng phệ đầy mỡ của mình, binh lính trong quân đội Mỹ rất rắn rỏi và cường tráng

Để đáp ứng yêu cầu tối thiểu về thể lực, nam quân nhân Mỹ độ tuổi từ 22 đến 26 phải chạy 2 dặm (khoảng gần 3,2 km) trong vòng 16 phút 36 giây. Chống đẩy không dưới 40 lần và gập bụng 53 lần trong trạng thái nằm và co chân.

Đồng nghiệp bên phía Nga ở độ tuổi dưới 30, để chứng minh được khả năng về thể lực, cần phải chống đẩy 45 lần và chạy 3 km trong 14 phút 30 giây, thay cho bài tập cơ bụng là chạy 100 m trong vòng 15,1 giây.

Như đã thấy, không có sự khác biệt lớn đối với yêu cầu về thể lực, tuy nhiên lính Nga cần phải chạy nhanh hơn một chút, phải nhanh nhẹn hơn và mạnh hơn về thể lực.

Chế độ dinh dưỡng

Lính dù Nga và Lính thủy đánh bộ Mỹ - Ai mạnh hơn? - Ảnh 2.

Áp lực thường xuyên về thể lực không thể vượt qua nếu người lính không được ăn uống đầy đủ và đúng cách. 10 năm trước, bữa ăn của lính Mỹ có thể khiến lính Nga phải ghen tị, nhưng gần đây tình hình đã được cải thiện.

Hiện tại, lính Nga có bữa ăn nhiều calo hơn đồng nghiệp bên phía Mỹ. Tiêu chuẩn 4.300 và 4.225 calo tương ứng. Cũng giống như lính Mỹ, thực đơn của lính Nga có nhiều lựa chọn món ăn. Thực đơn hàng ngày không còn kiều mạch và lúa mạch, đã xuất hiện nước hoa quả, sữa tươi, bánh nướng.

Cả phương thức nấu đồ ăn cũng thay đổi, nếu trước đây đầu bếp của quân đội là lính nghĩa vụ thì bây giờ nhiệm vụ này được giao cho dân sự thực hiện.

Những binh lính được miễn đứng bếp sẽ tập trung vào công tác huấn luyện chiến đấu, điều này có lợi hơn cho an ninh quốc gia thay vì rèn luyện kỹ năng gọt khoai tây theo kiểu quân đội.

Học vấn

Lính dù Nga và Lính thủy đánh bộ Mỹ - Ai mạnh hơn? - Ảnh 3.

Tốt nghiệp đại học ở Mỹ không phải tiêu chuẩn mà là đặc quyền, và quân đội Mỹ tạo đặc quyền này. Những người từng phục vụ trong các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ nhận được hỗ trợ của chính phủ khi thi tuyển vào các trường đại học.

Vì vậy đối với nhiều người Mỹ khi nhập ngũ, quân đội là cách duy nhất để thoát nghèo, được đi học và nhận một công việc với mức lương cao. Cho nên tìm được một người lính bình thường trong quân đội Mỹ có bằng đại học là một điều may mắn hiếm có.

Trong quân đội Nga, số lượng binh lính có bằng đại học rất nhiều. Cứ 8 tân binh thì có 1 người nhập ngũ sau khi tốt nghiệp đại học.

Bằng đại học là đặc quyền cho phép được xin đăng ký phục vụ trong quân đội theo diện hợp đồng ngay sau khi nhập ngũ, thời hạn phục vụ sẽ là 2 năm thay vì 1 năm nhưng được trả lương.

Thêm nữa, những binh lính có bằng đại học thường được cử tới các đơn vị liên quan tới việc sử dụng vũ khí hiện đại và phức tạp.

Như vậy, trình độ học vấn của lính Nga nói chung cao hơn những đồng nghiệp bên phía Mỹ.

Phẩm chất đạo đức

Lính dù Nga và Lính thủy đánh bộ Mỹ - Ai mạnh hơn? - Ảnh 4.

Luôn hướng tới chiến thắng, lòng kiên trì, tin tưởng vào việc mình làm. Thiếu những phẩm chất này thì một người lính có thể lực mạnh mẽ nhất cũng dễ bị thua trận.

Lính Mỹ tin vào nước Mỹ vĩ đại, không phải ai cũng vậy nhưng cỗ máy tuyên truyền của Mỹ từ Thế chiến thứ hai chưa có dấu hiệu giảm tốc.

Tuy nhiên lính Mỹ chỉ tin vào chiến thắng của chính "nước Mỹ vĩ đại", vì thế không có gì ngạc nhiên khi việc thua trận tại Việt Nam đã đánh mạnh vào tâm lý của binh sĩ Mỹ.

Những xu hướng gần đây đối với sự khoan dung không mang lại thêm tinh thần lạc quan. Lính Mỹ có thể cảm thấy mình là người đứng ra bảo vệ ngôi nhà thân yêu, cảm thấy mình là một nam nhi đại trượng phu, hoặc cũng có thể cảm thấy mình là phụ nữ dù hàng ngày vẫn cần phải cạo râu.

Sắp tới, lính Mỹ có thể có quyền được cảm thấy mình là chú gấu mèo và lên án bất cứ kẻ nào chỉ tay lên thái dương (mang ý nghĩa không tốt).

Đứng sau lính Nga là cái bóng lớn của lớp lớp cha ông anh hùng. Họ biết tới chiến thắng, họ biết tới thất bại.

Lính Nga, như trong chiến dịch quân sự tại Syria cho thấy họ vẫn sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ dù phải trả giá bằng mạng sống của chính mình.

Anh ta tin tưởng rằng chiến thắng sẽ đứng về phía mình, anh ta sẵn sàng chiến đấu vì điều đó, giống như những gì cha ông đã từng thể hiện. Trong lĩnh vực này, lính Nga mạnh mẽ hơn nhiều so với lính Mỹ.

Lính dù Nga và Lính thủy đánh bộ Mỹ - Ai mạnh hơn? - Ảnh 5.

Tóm lại

Bính lính quân đội Nga và Mỹ đương nhiên là những người chuyên nghiệp và có khả năng làm được nhiều điều. Cả hai đều là điểm tựa của đất nước họ và sự tự hào của người thân.

Nhưng qua một số đánh giá so sánh ở trên, cho thấy lính dù Nga trội hơn lính thủy đánh bộ Mỹ một chút, nhanh hơn một chút, thông minh hơn một chút, tự tin vào sức mạnh của mình hơn một chút. Một chút thôi nhưng bấy nhiêu cũng đủ!

Theo Quang Huy - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X