Hotline 24/7
08983-08983

Kịch bản tàu chiến Mỹ vào Biển Đông, thách thức Trung Quốc

Hải quân Mỹ đang chuẩn bị đưa một tàu vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trang Navy Times (Mỹ) ngày 7/10 dẫn lời giới chức quân sự Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ sẽ đưa tàu vào trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông sau khi có phê chuẩn chính thức từ chính quyền của Tổng thống Barack Obama.

Một khi được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ 2012, Hải quân Mỹ trực tiếp thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thông tin này được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift nhấn mạnh trong một cuộc hội thảo hàng hải tại Úc rằng "một số" nước xem tự do hàng hải là thứ có sẵn để chiếm đoạt, tự áp đặt những giới hạn đe dọa ổn định ở Biển Đông - những lời lẽ này rõ ràng ám chỉ hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Việc hải quân Mỹ chuẩn bị tuần tra sát đảo nhân tạo tại Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) được cho là hành động đáp lại cứng rắn của Washington sau cuộc hội đàm của Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối tháng trước, mà không có một bước đột phá nào trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Động thái mới của Mỹ có khả năng sẽ làm tăng căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc, vốn đã bất hòa xung quanh nhiều chuyện khác.

Kich ban tau chien My vao Bien Dong, thach thuc Trung Quoc
Tàu chiến của Mỹ. Ảnh: MC2 Joe Bishop/Navy

Công ước quốc tế về Luật biển 1982 (UNCLOS) quy định chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Trung Quốc sử dụng qui định này để ngăn cản tàu của nước khác, kể cả Mỹ vào vùng giới hạn 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Trung Quốc từng lập luận phi lý rằng họ có chủ quyền xung quanh các hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng ít nhất 12 hải lý, một lập luận không được bất cứ ai chấp nhận từ các nước láng giềng cho tới Mỹ.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển - điều mà Bắc Kinh đã ký kết - cũng không công nhận những hòn đảo nhân tạo thứ mà Bắc Kinh đang xây dựng là một hòn đảo bình thường.

Khi được hỏi về thông tin này tại cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Doanh cho biết Bắc Kinh từ lâu đã làm rõ lập trường của mình về Biển Đông, nơi nước này tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích.

"Tôi chưa xem thông tin mới nhất mà các bạn đề cập. Tuy nhiên, sau khi nghe những gì các bạn nói, chúng tôi bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về vấn đề này".

Trung Quốc và Mỹ đã thảo luận về vấn đề này nhiều lần, kể cả trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Washington tháng trước, bà nói thêm.

"Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể nhìn nhận tình hình Biển Đông hiện tại một cách khách quan, công bằng, và cùng Trung Quốc đóng vai trò xây dựng trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông", bà Hoa nói thêm.

Hiện chưa rõ Trung Quốc có thể phản ứng như thế nào nếu Mỹ tiến hành động thái thách thức yêu sách của nước này ở Biển Đông.

Bắc Kinh từng phản đối chính thức về một sự cố hồi tháng 5, khi hải quân Trung Quốc 8 lần yêu cầu máy bay trinh sát P8-A Poseidon của hải quân Mỹ rời khỏi khu vực, khi nó bay qua đá Chữ Thập - nơi Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, cải tạo và xây dựng. Tổ bay Mỹ khẳng định họ đang bay trong không phận quốc tế vào thời điểm đó.

Các dự án cải tạo đất đá tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang trở thành trung tâm gây gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, kể từ khi thông tin về hoạt động này bắt đầu xuất hiện năm 2013.

Mỹ nhiều lần kêu gọi Trung Quốc ngừng hoạt động xây đảo và nói rằng động thái này làm gia tăng căng thẳng trong một khu vực ngày càng được quân sự hóa, đồng thời đe dọa sự ổn định của khu vực.

Theo Hoàn Nguyễn - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X