Hotline 24/7
08983-08983

Hối hả đón xuân trên mọi miền đất nước

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, đều tràn ngập một không khí hối hả, tấp nập đón xuân.

Ngày xuân mới dám mua áo mới

Khác với không khí heo hút hàng ngày, mấy hôm nay, những chợ xã ở huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) rộn ràng hẳn với những sạp hàng đầy ắp bánh mứt, quần áo từ dưới xuôi lên bán cho bà con mua sắm Tết.

Đánh xe hàng áo quần từ TP Tam Kỳ (Quảng Nam) vượt gần 200km lên đến xã Chà Vàl (huyện Nam Giang) bán cho đồng bào dân tộc Cơ Tu, anh Nguyễn Văn Thanh nhà ở Tam Kỳ cho biết: "Năm mô cận Tết hai vợ chồng cũng đánh hàng lên đây bán cho đồng bào. Bà con ở đây khó khăn lắm nên thường tới Tết mới sắm bộ quần áo mới cho con cháu.

lãi không nhiều vì đường xá xa xôi quá. Nhưng nói thiệt tình là lên đây bán vui, thấy bà con xúng xính lựa đồ vui lắm. Không như dưới thành phố, chừ ai cũng sắm sửa quanh năm nên không có cái rộn ràng ướm thử bộ quần áo mới mà cả năm mới dành dụm được để sắm một, hai bộ như trên ni".

Ướm thử tấm áo mới, Bling Bế, nhà ở xã Zuôih lội bộ xuống Chà Vàl sắm Tết cùng một chị bạn tỏ ra rất thích thú. Từ ngày xã làm đường mới từ Zuôih xuống Chà Vàl, người cùng làng với Bling Bế đi chợ sắm Tết dễ hơn nhiều. Bling Bế nói: "Mỗi năm sắm áo mới một lần thôi vì mấy ngày ni họ mới lên. Ngày thường chỉ có rau, có cá, có đồ ăn thôi...".

Mỗi năm đồng bào vùng cao thường chỉ một bận rộn ràng sắm quần áo mới trong dịp Tết
Mỗi năm đồng bào vùng cao thường chỉ cómột bận rộn ràng sắm quần áo mới trong dịp Tết

Còn chị Nguyễn Thị Mai, nhà ở xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) lên mở sạp hàng tạp hóa ở xã Tà Pơ, ngay gần trung tâm hành chính mới của huyện thì nói: "Tui lên trên ni mở sạp bán có gần cả chục năm ni rồi. Tết thì tui nhập hàng nhiều hơn, nhất là bia, nước ngọt, bánh kẹo và gia vị các loại. Hàng Tết năm ni ở dưới chở lên bỏ cho đại có tăng giá nhưng không nhiều lắm, chủ yếu là bia, nước ngọt tăng giá".

Để có được chút tiền dành dụm sắm Tết, bà con đồng bào Cơ Tu những tháng này ai ai cũng năng đi rừng hơn để hái đót, hái lá chuối… về bán lấy tiền đi sắm Tết. Vùng cao Quảng Nam đợt này đang vào đầu mùa đót. Bà Bling Đo, nhà ở xã Zuôih, năm nay gần 50 tuổi rồi mà hễ ngày tạnh ráo là bà tranh thủ đi rừng hái đót. Bà nói, mỗi ngày bà hái được hơn 20 kg đót, bán đổi được gần 100 nghìn. Người làng mùa này ai ai cũng đi hái đót bán lấy tiền mua bánh kẹo, áo quần, dầu ăn...

Bà Bling Đo ngày nào cũng đi hái đót về bán để lấy tiền lo sắm Tết
Bà Bling Đo ngày nào cũng đi hái đót về bán để lấy tiền lo sắm Tết
Bà Bling Đo ngày nào cũng đi hái đót về bán để lấy tiền lo sắm Tết
Không khí ấp áp ngày cận Tết

Trao đổi với PV Dân trí, bà Phạm Thị Như, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết, trên địa bàn huyện có hai đơn vị chính là Công ty thương mại bình ổn giá và đoàn kinh tế Quốc phòng 207 phục vụ hàng hóa cho bà con mua sắm Tết, chủ trương "mua tận gốc, bán tận ngọn", không để xảy ra tình trạng đột biến giá trong dịp Tết.

Huyện cũng đã triển khai cấp phát 156 tấn gạo của chính quyền địa phương hỗ trợ, và đang triển khai cấp phát tiếp 100 tấn gạo đến cho hơn 4000 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn 12 xã của huyện trong mùa giáp hạt cũng là dịp cận Tết này. Ngoài ra, huyện cũng phân bổ về 65 thôn của 12 xã trực thuộc mỗi thôn 5 triệu đồng để tổ chức Tết cộng đồng ở các nhà Gươil, nhà Moong trong đêm 30 tháng Chạp, Mồng 1 Tết âm lịch tới.

Trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Nam, để hỗ trợ đồng bào vùng cao mua sắm Tết với giá bình ổn, được biết năm nay UBND tỉnh chi 40 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn giá, đặc biệt hỗ trợ 100% lãi suất trong 3 tháng mùa Tết đối với các doanh nghiệp phục vụ hàng hóa Tết cho đồng bào miền núi. Tổng lượng hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia bán bình ổn giá mùa Tết năm nay có trị giá 190 tỷ đồng, cao hơn năm trước 30%. Ngoài các phiên chợ hàng Việt, còn có các phiên chợ lưu động về các xã vùng sâu ở các huyện miền núi phục vụ đồng bào mua sắm Tết. Đồng thời, ngành chức năng cử các đoàn thanh kiểm tra thường xuyên về các huyện miền núi để ngăn chặn tình trạng "sốt" giá, nhất là trong những ngày cận Tết này.

TP Đông Hà ngập sắc hoa

Những chậu cúc, mai, đào rực rỡ đã mang về không khí xuân cho TP Đông Hà.

Mai có nguồn gốc từ Bình Định được nhiều người ưa chuộng
Mai có nguồn gốc từ Bình Định được nhiều người ưa chuộng
Những chậu mai này có giá khoảng 1,5 - 2 triệu đồng
Những chậu mai này có giá khoảng 1,5 - 2 triệu đồng
Vận chuyển mai vàng từ xe xuống để bày bán dịp Tết
Vận chuyển mai vàng từ xe xuống để bày bán dịp Tết
Chủ vườn đào cũng tập kết để bán Tết
Chủ vườn đào cũng tập kết để bán Tết
Một chủ vườn cắt tỉa những cành quất bị gãy
Một chủ vườn cắt tỉa những cành quất bị gãy. Theo khảo sát, quất năm nay có giá rất cao, những chậu đẹp, quả to cũng lên tới 2-4 triệu, thấp cũng tầm 1-2 triệu đồng
Tấp nập trưng bày mai vàng
Tấp nập trưng bày mai vàng
Bắt đầu đưa hoa cúc trưng bày bán Tết
Bắt đầu đưa hoa cúc trưng bày bán Tết. (Ảnh: Đăng Đức)

Hà Nam: Làng hoa thay áo mới

Làng hoa Phù Vân, thành phố Phủ Lý, Hà Nam từ lâu vốn nổi tiếng với truyền thống trồng hoa, cây cảnh. Mỗi năm Tết đến xuân về, nơi đây lại trở nên rộn ràng hơn bởi không khí chuẩn bị đến ngày thu hoạch của những người trồng hoa. Cảnh thương lái khắp nơi đổ về xem hoa, đặt hàng hoa Tết càng khiến không khí nhộn nhịp hơn. Đây được xem là vựa hoa cung cấp cho thị trường tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình…

Đang tưới nước cho ruộng hoa kịp nở rộ đúng vụ, bác Nguyễn Hoàng Hải cho biết: "Năm nay so với các năm khác thì hoa không đẹp bằng, nhưng được như thế này là mừng lắm rồi, hoa cúc thì giá năm nay thấp hơn só với các năm trước, chỉ có 1.000 đến 1.500đ/1 bông, hoa hồng thì giá 3.000 đến 4.000đ/1 bông".

Không chỉ làng hoa Phủ Vân đang diện lên mình một "tấm áo rực rỡ", thành phố Phủ Lý cũng bắt đầu đón những chuyến xe mang sắc xuân về.

Nhiều thương lái tìm về làng hoa Phù Vân mua hoa.
Nhiều thương lái tìm về làng hoa Phù Vân mua hoa.

Người dân hối hả tưới nước cho hoa khoe sắc.
Người dân hối hả tưới nước cho hoa khoe sắc.
Không chỉ người trồng hoa vui mừng, thương lái cũng hài lòng vì hoa đẹp.
Không chỉ người trồng hoa vui mừng, thương lái cũng hài lòng vì hoa đẹp.

Mang xuân về nhà.
Mang xuân về nhà.

Gốc đào vận chuyển từ Sơn La về có giá gần 30 triệu đồng. (Ảnh: Thủy Tùng).
Gốc đào vận chuyển từ Sơn La về có giá gần 30 triệu đồng. (Ảnh: Thủy Tùng)

Cần Thơ: Tết miệt vườn ở thành phố

Sáng ngày 20/1, Bảo tàng TP Cần Thơ đã khai mạc chương trình "Sắc xuân miệt vườn". Chương trình giới thiệu đến khách tham quan các loại hình nghề thủ công truyền thống, trình diễn nghệ thuật, thư pháp, ẩm thực đặc trưng và trò chơi dân gian của 3 dân tộc Việt, Hoa, Khmer ở TP Cần Thơ.

Với cách bài trí những ngôi nhà lá tái hiện nông thôn miệt vườn miền Tây, các nghệ nhân trong trang phục truyền thống sẽ trình diễn các loại hình thủ công như đan thúng, đan rổ, dệt chiếu, làm bánh tráng, đổ bánh xèo,… Các món ăn đặc trưng của 3 dân tộc Việt, Hoa, Khmer được các nghệ nhân chế biến một cách khéo léo, đẹp mắt và ngon miệng. Cùng với đó là các hoạt động trình diễn nghệ thuật như: thắt lá dừa, chưng mâm ngũ quả và thư pháp… gợi nhớ nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Xay bột

Xay bột
Xay bột

Khói thơm bánh tráng lan toả
Khói thơm bánh tráng lan toả
Gian hàng các bánh đặc trưng của bà con dân tộc Khmer (Ảnh: Nguyễn Hành)
Gian hàng các bánh đặc trưng của bà con dân tộc Khmer (Ảnh: Nguyễn Hành)

AloBacsi.vn
Theo Nhóm PV - Dân trí

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X