Hotline 24/7
08983-08983

Hoãn xử Giang Kim Đạt: Lỗ hổng 'khám bệnh nước ngoài'

Tin tức thời sự) - Quan chức tham nhũng chỉ xin đi chữa bệnh nước ngoài, bỏ trốn, không thu hồi được tài sản tham nhũng.

Ngày 21/1, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án tham nhũng, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines).

Tuy nhiên, Phiên tòa này đã tạm hoãn do vắng mặt một số luật sư bào chữa, nhân chứng.

Hoan xu Giang Kim Dat: Lo hong 'kham benh nuoc ngoai'
Đại án Vinashinelines và Giang Kim Đạt.

Phiên sơ thẩm xét xử các bị cáo: Trần Văn Liêm (62 tuổi, nguyên tổng giám đốc Vinashinlines), Trần Văn Khương (67 tuổi, nguyên kế toán trưởng), Giang Kim Đạt (40 tuổi, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh) bị truy tố về tội “tham ô tài sản” và bị cáo Giang Văn Hiển (67 tuổi, trú tại quận 2, TP.HCM, bố đẻ của Giang Kim Đạt) bị truy tố về tội “rửa tiền”.

Trong phần làm thủ tục, chủ tọa phiên tòa cho biết một số luật sư bào chữa cho hai bị cáo Giang Kim Đạt và Giang Văn Hiển có đơn đề nghị hoãn phiên tòa do đang bận tham gia phiên xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) tại TP.HCM. Khi HĐXX hỏi ý kiến, các luật sư bào chữa cho những bị cáo còn lại cùng đề nghị hoãn phiên tòa.

Phiên tòa dự kiến mở lại từ ngày 16- 20/2 tới.

Theo cáo trạng, từ tháng 7/2006 - 3/2007, Trần Văn Liêm với vai trò là Tổng giám đốc Vinashinlines đã ký hợp đồng mua ba con tàu của nước ngoài và giao cho Giang Kim Đạt thực hiện thỏa thuận, đám phán với công ty môi giới để mua tàu.

Đạt đã đàm phán với công ty môi giới Marvin Shipping LTD để mua ba con tàu Vinashin Summer, Vinashin Island và Vinashin Phoenix của các nước Panama, Croatia và Hy Lạp.

Mỗi thương vụ, Đạt sẽ được hưởng từ 2-3,75% tổng giá trị hợp đồng mua tàu. Số tiền hoa hồng này sẽ được gửi vào tài khoản mang tên Giang Văn Hiển - cha của Đạt. Số tiền khi cơ quan điều tra xác định đã gửi là 11,5 tỉ đồng.

Từ tháng 5/2006- 6/2008, các bị can Liêm, Đạt và Khương thống nhất bàn bạc, thông qua công ty môi giới đàm phán với các chủ tàu để gửi giá cước thuê tàu và chiếm đoạt tiền chênh lệch.

Cơ quan điều tra đã làm rõ các bị can này hưởng số tiền gửi giá cước ngoài hợp đồng 9 con tàu mà ba bị can này chiếm đoạt là hơn 249 tỉ đồng.

Đặc biệt, Giang Văn Hiển sau khi nhận được tiền chuyển vào tài khoản của mình thì đã rút tiền mặt ra đưa cho Giang Kim Đạt, đồng thời mua 40 bất động sản và 13 ô tô đứng tên mình và người thân trong gia đình.

Không chỉ riêng trường hợp của Giang Kim Đạt bị vi phạm nghiêm trọng nhưng kéo dài xét xử vì không có mặt đương sự, trường hợp của Trịnh Xuân Thanh, một cựu cán bộ của Bộ Công Thương, sau khi được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã bị phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hoan xu Giang Kim Dat: Lo hong 'kham benh nuoc ngoai'
Từ vụ xe Lexus 570, Trịnh Xuân Thanh phải tìm cách bỏ trốn ra nước ngoài.

Sau khi báo chí thông tin về việc Phó chủ tịch Hậu Giang được đưa đón bằng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng, nhưng gắn biển xanh; tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty PVC - nơi ông Thanh từng là lãnh đạo chủ chốt, và dù doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ông Thanh vẫn được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Bộ Công Thương, rồi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Sau đó, Trịnh Xuân Thanh có đơn xin nghỉ phép để đi chữa bệnh và đã bỏ trốn ra nước ngoài. Bộ Công an đã phát lệnh truy nã quốc tế và đề nghị các nước phối hợp truy bắt.

Ông Thanh được cho là rời Việt Nam cuối tháng 7/2016 khi gửi đơn đến Tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25-29/7/2016. Ngày 19/8/2016 ông gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9/2016) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.

Hoặc trường hợp khác là ông Vũ Đình Duy, cũng được bổ nhiệm bất thường và xin nghỉ phép đi khám bệnh ở nước ngoài rồi "mất tích".

Ông Duy là thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex) - chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ (Hải Phòng)

Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, nhà máy xơ sợi Đình Vũ liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Hoan xu Giang Kim Dat: Lo hong 'kham benh nuoc ngoai'
Vũ Đình Duy ra nước ngoài khám bệnh khi chưa được đồng ý.

Ông Vũ Đình Duy cũng từng giữ chức Tổng giám đốc Pvtex rồi chuyển sang làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, sau đó được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) và cuối cùng được điều động làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Ông Duy đã gửi giấy phép xin đi ra nước ngoài chữa bệnh nhưng chưa được sự đồng ý của Bộ Công Thương. Hiện nay, không có nguồn thông tin nào liên lạc được với Vũ Đình Duy.

Hàng loạt những vụ việc cán bộ xin nghỉ phép ra nước ngoài chữa bệnh và lạc mất luôn tung tích sau khi vi phạm pháp luật bằng tham nhũng, rửa tiền mà sau đó, các cơ quan điều tragặp khóvì không truy tìm được cả người lẫn tài sản.

Kẽ hở này đang là cách thức mà nhiều tội phạm tham nhũng vận dụng để tìm đường sống cho mình mà pháp luật hiện nay vẫn chưa thể xử lý.

Theo Cúc Phương - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X