Hotline 24/7
08983-08983

“Hiếp dâm” bằng “thị giác”?

Thị dâm còn là một chứng bệnh khó nói ở nước ta. Tuy nhiên, bệnh này rất nghiêm trọng, nếu phát hiện người nhà mắc phải cần đưa đi điều trị ngay.


Những người mắc chứng bệnh này đều rơi vào cảnh sống khổ sở, dằn vặt (ảnh minh họa)

Cháu rình trộm vợ của chú tắm

Đẹp trai, gia đình căn bản, được học hành đến nơi đến chốn nhưng Nguyễn Mạnh Kiên, 18 tuổi, ở Hải Dương, lại nhiều lần bị đuổi đánh vì cái tội dám rình mò, nhìn trộm phụ nữ tắm, thay đồ…

Bố mẹ Kiên như chết lịm khi biết cậu con trai duy nhất có tiếng ngoan hiền, học giỏi lại “đổ đốn” đến mức lén lút sang nhà chú ruột của mình rình trộm thím tắm và thay quần áo.

Lấy cớ sang chơi, kèm em học bài, hầu như tối nào Kiên cũng có mặt ở nhà người chú ruột. Mỗi khi thấy thím đi tắm, Kiên lại tìm cách lẩn ra khỏi nhà, trèo tường nhìn qua ô thoáng nhà tắm để rình trộm thím.

Hành vi rình trộm thím của Kiên được thực hiện trót lọt nhiều lần. Tuy nhiên, lần cuối cùng Kiên đã bị thím phát hiện và ngay lập tức Kiên bị lật tẩy bản năng “dê xồm” của mình.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu chuyện rình trộm của Kiên chỉ diễn ra 1-2 lần. Người ta sẽ nghĩ đó là do sự tò mò của tuổi dậy thì mới lớn.

Nhưng những lúc thấy căng thẳng, bức bối trong người Kiên lại đi lang thang khắp làng, rình mò nhà tắm của bất cứ gia đình nào trong làng để nhìn phụ nữ tắm rửa.

Đã không ít lần Kiên bị đàn ông trong làng vác gậy, cầm dao rượt đuổi đánh tả tơi. Thế nhưng, hắn vẫn chứng nào, tật đó. Cứ vài hôm, Kiên lại gây nên một vụ huyên náo cả làng. Chị em phụ nữ trong làng đều sợ hãi, gọi y là “yêu dâu xanh”

Cuộc sống, sinh hoạt, việc học hành của Kiên đều bị đảo lộn trầm trọng. Mỗi ngày, Kiên đều tìm cách để được nhìn những cảnh “khỏa thân trong nhà tắm” của phụ nữ. Khi không được nhìn thì Kiên thấy bức bối, căng thẳng và bắt đầu có nhũng hành vi không kiểm soát được. Gia đình đã đưa Kiên vào Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.

Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp điều trị cho Kiên cho biết: “Bệnh nhân này lúc nhập viện đã có những hành vi vượt quá tầm kiểm soát, ảnh hướng đến cuộc sống. Biểu hiện bệnh lý đã khá nặng.

Qua chẩn đoán, bệnh nhân này mắc phải chứng thị dâm do ảnh hưởng từ môi trường sống bên ngoài… Có thể, bệnh nhân đã bị lôi kéo và sa ngã vào một cuộc sống không lành mạnh từ lâu mà gia đình không biết. Lâu dần sẽ biến tưởng thành bệnh…”

Chụp ảnh quần áo lót của phụ nữ rồi ngắm nghía cả ngày

Thanh Hà, sinh viên năm thứ 3, khoa kế toán, trường ĐH Thương Mại, thuê trọ trên đường Hồ Tùng Mậu từng lâm vào tình cảnh bi đát, bị con ông chủ nhòm tắm vài lần và liên tục mất quần áo chíp.

Dãy trọ của Thanh Hà dùng chung khu vệ sinh với chủ nhà. Nhà chủ có cậu con trai 16 tuổi. Mỗi buổi chiều, cu cậu lượn như cá cảnh quanh khu vệ sinh, thừa cơ nhòm các chị tắm. Được mấy lần thì cậu ta bị phát hiện.

Hết nhòm tắm trộm lại đến bâu cửa sổ nhìn trộm các chị thuê nhà ngủ trưa, thậm chí cậu này còn lấy trộm quần áo chíp phơi bên ngoài của các nữ sinh.

« Có lần đi học về, mình bắt gặp cậu chủ nhà đang hí hoáy dùng điện thoại chụp ảnh những chiếc quần áo nhỏ nhỏ của tụi mình phơi ở ngoài với vẻ thích thú lắm. Khi mình lên tiếng hỏi tại sao lại làm việc đó, cậu bé hồn nhiên trả lời, em chụp về để ngắm cho thích... », Thanh Hà kể.

Gia đình đã phải đưa cậu đi khám và xin tư vấn của các chuyên gia tâm lý để chữa « cái thói quen trời » đánh này.

Một hình thức “hiếp dâm thị giác”

“Tâm lý học giới tính gọi hiện tượng nêu trên là bệnh lý nhìn trộm hoặc chứng nhìn trộm. Người mang bệnh thường thích nhìn trộm một bộ phận nào đó gợi cảm trên cơ thể người khác, thích nhìn cảnh nam nữ âu yếm nhau.

Nếu một vài lần thì chưa kết luận được nhưng hành vi đó được lặp lại nhiều lần, làm xáo trộn cuộc sống, không kiểm soát được hành vi thì đó là bệnh lý…

Xét về bệnh lý tình dục thì những người này thuộc vào loại mắc chứng thị dâm. Được nhìn trộm trong tình huống càng căng thẳng, càng mạo hiểm thì mức độ kích thích tình dục ở những người này càng cao. Người ta gọi nhìn trộm là một cách hiếp dâm “người khác bằng thị giác”…”, bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia nhận định.

Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, "thị dâm là một trong những chứng rối loạn hành vi tình dục" 

Cũng theo bác sỹ Dũng, có 3 nguyên nhân chính gây nên thị dâm. Thứ nhất là do nguyên nhân nội sinh. Bản thân người bệnh tự mắc phải những chứng hoang tưởng, ảo giác, luôn nghe thấy có tiếng nói xui khiến trong đầu.

Thứ hai, người bệnh gặp phải những sang chấn tâm lí mạnh, có những biểu hiện của rối loạn tâm thần, tâm thần phân liệt, chậm phát triển về tâm thần.

Những ảnh hưởng từ môi trường sống, như thị giác luôn phải tiếp xúc với những hình ảnh nhạy cảm, biển nhà nghỉ, xem nhiều phim ảnh sex, không gian sống thuận lợi cho những hành vi nhìn trộm…

Những điều lúc đầu chỉ là tò mò, sau đó trở thành thói quen khó bỏ. Hoặc tò mò nhiều quá mà không được đáp ứng, giải tỏa cũng dễ trở thành bệnh lý trên.

Nên đi khám và điều trị sớm

Theo các bác sỹ tâm thần học, các rối loạn về hành vi tình dục đều có căn nguyên từ tâm thần. Do đó, để điều trị các chứng rối loạn hành vi tình dục, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị theo pháp đồ điều trị tâm thần.

Hai bệnh nhân tâm thần bị rối loạn hành vi đang được điều trị tại viện Sức khỏe tâm thần quốc gia. 

Tỷ lệ người nhập Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai điều trị các rối loạn về hành vi tình dục chiếm khoảng 30% tổng số bệnh nhân đang điều trị tại viện. Và tập trung chủ yếu ở giới trẻ từ 18 tuổi – 40 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm 90%.

Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng khuyến cáo: “Những người mắc chứng bệnh thị dâm cần được khám và điều trị sớm. Vì nguyên nhân 90% là do những hội chứng tâm thần gây nên. Việc tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh càng sớm càng thuận lợi cho quá trình điều trị, tuyệt đối không được chủ quan vì nó sẽ làm gián đoạn cuộc sống…”

Theo đó, mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có một phương pháp điều trị riêng. Với nhứng người mắc bệnh do nội sinh, do hoang tưởng ảo giác chi phối, do chậm phát triển tâm thần phải dùng đến các loại thuốc an thần kinh kết hợp với các trị liệu tâm lý.

Với những người mắc bệnh do môi trường tác động thì chủ yếu làm các liệu pháp tâm lý, phân tích, diễn giải cho họ hiểu và kết hợp với thuốc an thần…

Theo Thu HòeVTC News

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X