Hotline 24/7
08983-08983

Hành động nóng Biển Đông: Tính toán tệ hại của Trung Quốc

"Trung Quốc xây dựng nhà máy ĐHN ngoài biển vì yếu tố đảm bảo an toàn, nếu có ô nhiễm thì chỉ chết dân các khu vực xung quanh".

Sẽ ngày càng làm mạnh hơn

Trung Quốc vừa tuyên bố đang tiến gần hơn đến việc hoàn thiện các nhà máy điện hạt nhân trên biển tại khu vực Biển Đông. Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cũng đã tiết lộ rằng, họ đang phát triển các bến cảng nổi đa chức năng để triển khai đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Như vậy có thể thấy rõ Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở để cung cấp mọi dịch vụ cho các hoạt động phi pháp trên biển Đông từ khai thác tài nguyên biển cho đến hàng không dân dụng, quân sự…

Mặc dù, Tòa trọng tài thường trực vừa ra phán quyết về tranh chấp trên biển Đông, nhưng kỹ sư Nguyễn Khắc Hiền, nguyên giám đốc Công ty tư vấn thiết kế tàu biển Vinashin lo ngại không có tác dụng với các hành động của Trung Quốc.

Trao đổi với Đất Việt, ngày 16/7, ông Hiền chỉ rõ: "Đứng về mặt nguyên tắc, khi Tòa trọng tài tuyên bố như vậy là khẳng định việc Trung Quốc đang thực hiện trên Biển Đông là phi pháp, hay cụ thể những sự việc tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đánh đuổi cũng là phi pháp.

Cho nên, nếu như từ nay nếu tàu đánh cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đánh đuổi thì Việt Nam có quyền kiện ra tòa quốc tế.

Hanh dong nong Bien Dong: Tinh toan te hai cua Trung Quoc

Mô hình nhà máy điện hạt nhân trên biển của Trung Quốc

Thế nhưng, từ trước đến nay, Trung Quốc vốn không quan tâm đến phán quyết của Tòa trọng tài, không có phán quyết thì họ vẫn làm vì đây là những hành động trong loạt âm mưu độc chiếm Biển Đông của họ. Những dự án nhà máy ĐHN trên biển, bến cảng tàu nổi đều là các dự định từ rất lâu, được chuẩn bị khá kỹ càng".

Bên cạnh đó, theo ông Hiền, Trung Quốc sẽ ngày càng làm mạnh hơn các hoạt động xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Đông.

Bản thân ông cũng rất lo ngại, khi các bến cảng nổi đa chức năng được đưa xây dựng làm nơi neo đậu cho các tàu quân sự và dân sự có trọng tải tới 1.000 tấn của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Trường Sa, trong khi công nghệ xử lý chất thải của Trung Quốc được đánh giá là khá lạc hậu ngay cả trên đất liền.

Ông Hiền cho rằng, việc xây dựng các bến cảng nổi chắc chắn sẽ ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt những vùng xung quanh. Theo quy định những con tàu triệu tấn, vạn tấn đều phải có hệ thống xử lý chất thải, đây là điều bắt buộc. 

Dù có trọng lượng lớn hay nhỏ đều bắt buộc phải có trạm xử lý chất thải. Cho nên, chỉ là có muốn xử lý chất thải hay không, chứ không phải là không làm được, nếu họ muốn xử lý thì sẽ làm được, vì cả thế giới có nhà máy ĐHN, có nhà máy thép, nên không phải vấn đề hệ thống, công nghệ xử lý.

Nhưng nếu không xử lý, không sử dụng công nghệ tiên tiến thì nguy cơ phá hoại môi trường biển là điều dễ nhìn thấy. Về việc kiểm soát cũng vô cùng khó khăn, vì nếu như ở trên đất liền còn dễ định lượng mức độ ô nhiễm, ngoài biển khó định lượng", ông Hiền phân tích.

Âm mưu của Trung Quốc

Trước cảnh báo của nhiều chuyên gia về hải dương học, việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, các bến cảng, hiện nay các nước trên thế giới cũng chưa phát triển nhiều, chính vì thế, nguy cơ ô nhiễm môi trường và an ninh trên biển là rất cao, ông Hiền nhấn mạnh: "Nhà máy ĐHN xây trên đất liền nguy cơ ô nhiễm còn cao, nói gì trên biển, nguy cơ ô nhiễm, công nghệ xử lý chất thải còn khó khăn hơn nhiều.

Nhưng điều đáng nói là những nguy hiểm này lại không ảnh hưởng đến người dân tại chỗ, mà ảnh hưởng đến dân các vùng xung quanh nhiều hơn. Tôi biết Trung Quốc họ xây dựng nhà máy ĐHN ngoài biển vì yếu tố đảm bảo an toàn cho họ, nếu có ô nhiễm thì chỉ chết dân các khu vực xung quanh, mà không ảnh hưởng đến dân Trung Quốc.

Mà nguyên tắc nếu có ô nhiễm phóng xạ thì bay sang VN, chứ không quay ngược lại phía Bắc là Trung Quốc. Nghĩa là họ chọn cách ít rủi ro nhất với đất nước họ".

Câu chuyện này , theo ông Hiền nó cũng giống như câu chuyện cá chết hàng loạt ở dọc biển miền Trung, xuất phát từ Hà Tĩnh chảy xuôi theo đến Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi....chứ không quay lại Thanh Hóa, Nghệ An.

Mà chỉ cần chất xả thải của Formosa đã chết hàng loạt cá biển, kể cả ở tầng đáy, phá hủy hệ san hô, không biết bao nhiêu năm mới khôi phục được, còn ô nhiễm phóng xạ còn nguy hại hơn nhiều.

Là nước láng giềng, ông Hiền nhấn mạnh: "Việt Nam hãy giữ lại những gì mình đã có, phải tận dụng sự ủng hộ của dư luận quốc tế, tỏ rõ thái độ, nếu không quyền tự do hàng không, hàng hải chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Biển là của chung, môi trường là chung.

Đồng thời thể hiện rõ quan điểm của Việt Nam về việc giải quyết vấn đề chủ quyền trên Biển Đông bằng con đường hòa bình, kiềm chế không sử dụng vũ lực. Yêu cầu Trung Quốc phải có các cam kết cụ thể về vấn đề đảm bảo an toàn môi trường biển.

Từ đó tạo được sức mạnh tổng hợp để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Tổ quốc ta trên biển phù hợp với công ước của liên hợp quốc về Luật biển năm 1982".

Theo Châu An - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X