Hotline 24/7
08983-08983

Hầm chui vượt sông: Cảnh quan sông Hàn đã bị băm nát

Có thể hôm nay nhìn thấy lạ mắt nhưng cảnh quan sông Hàn so với ngày xưa là nó đã bị băm nát đi rất nhiều.

Cần lắng nghe cựu lãnh đạo

Trước đề xuất làm hầm vượt sông Hàn, ông Trần Văn Minh và ông Văn Hữu Chiến hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đều lên tiếng không tán thành, thậmchíđưa ra nhiều phântíchđáng lo ngại.Đây cũng là lần đầu tiên, có một dự án ở Đà Nẵng mà cả hai vị cựu chủ tịch thành phố đều không đồng ý.

Về sự việc trên, trao đổi với Đất Việt, KTS Phan Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch Phát triển đô thị Đà Nẵng cho biết: "Làm hầm chui qua sông Hàn theo tôi chỉ nên là dự định trong tương lai, vì hiện tại chúng ta đang cần hệ thống giao thông xuyên qua sông,nhưng hình thứchầmhay cầu thì vẫn còn nhiều băn khoăn.

Tôi nằm trong Hội đồng xét chọn các phương án làm cầu, hầm vừa qua, nhưng các phương án làm cầu quá xấu, không đẹp hơn các cầu đã xây dựng trước kia. Còn ở vị trí các cầu dòng hạ lưu độ dài, dốc cao, các phương án cầu đều chiếm lòng sông quá lớn, 1/3-1/4 lòng sông, nên chúng tôi không chấp nhận phương án cầu. Còn nếu có phươngán làm cầuđẹp và hợp lý thì sẽ không có cơ hội cho phươngán làm hầm chui.

Nhưng về mặt kinh tế, dù làm cầu hay hầm thì đều là tiền của dân, nên phải nghiên cứu dự án trên hiệu quả đầu tư phát triển bền vững cho thành phố. Riêng về kiến trúc, phải tính toán trên cơ sở của dự án, nhu cầu lưu thông, giải quyết kinh tế cho các loại hình giao thông, để đưa ra giải pháp phù hợp.

Ham chui vuot song: Canh quan song Han da bi bam nat

KTS Phan Đức Hải - Phó Chủ tịch Hội quy hoạch Phát triển đô thị Đà Nẵng

Qua nhiều cuộc họp, tôi thấy các vị cựu chủ tịch thành phố đều đang phân vân về nhu cầu cần thiết phải có một chiếc hầm chui vượt sông Hàn hay không. Hơn nữa, phân vân lựa chọn giải pháp hầm thì đắt gấp 3 lần làm cầu, do vậy nếu đứng dưới góc độ kinh tế thì nên làm cầu sẽ thuận lợi hơn về đầu tư.

Các vị cựu lãnh đạo cũng có những bài học về việc xây dựng một số cây cầu qua sông Hàn, nên thấy tầm nhìn có hạn, nên họ băn khoăn nhiều".

Bên cạnh đó, theo ông Hải, đến nay Đà Nẵng đã xây dựng 7 cây cầu nối đôi bờ sông Hàn, tuy nhiên, nhiều cây cầu trên sông Hàn vẫn chưa sử dụng hết chức năng, công suất,tình trạng giao thông quá tải chủ yếu tập trung tại cầu quay Sông Hàn, mà mặt đường cầu lại nhỏ, nên ách tắc ảnh hưởng đến hai tuyến đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng một chiều, khu trung tâm hành chính, thương mại quanh đó.

Trong tương lai, với tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông nếu không giải quyết vấn đề tổ chức giao thông giữa hai bên bờ thì hiện tượng kẹt xe như Hà Nội, TPHCM là dễ xảy ra.

Riêng về phương án thiết kế hầm qua sông Hàn mà Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cầu Lớn - Hầm vừa thực hiện, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Đà Nẵng chưa đồng tình. Lý do vị trí hầm nằm trong tổng thể quy hoạch chung đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Độ dốc hầm và phương án nút giao thông lập thể quá rối rắm, phức tạp, gây tốn kém chi phí đầu tư.

Ông Hải cho rằng, cùng với làm hầm thành phố cần tính đến sự kết nối giao thông trong quy hoạch tổng thể tương lai sau khi di dời ga Đà Nẵng và nghiên cứu lại vị trí làm hầm. Phương án nhà tư vấn đưa ra không phù hợp, hầm vòng vo lại đi xuyên qua nhiều khu dân cư. Vì vậy, nên chọn vị trí gần cầu Thuận Phước để có độ dài cho lối ra và vào hầm.

Về kỹ thuật làm hầm, thì theo đơn vị tư vấn, so sánh giữa sông Hàn và sông Sài Gòn hoàn toàn khác nhau. Sông Sài Gòn thì hầm phải chui xuống dưới rất thấp, còn sông Hàn thì làm hầm mở, thềm địa chất tốt, nên làm theo phương pháp khác, so với hầm Thủ Thiêm thì dễ hơn. Còn chi phí duy tu, bảo dưỡng, đã đầu tư thì phải có chi phí đó, phải xác định tốn kém hơn.

"Tôi luôn xác định đã quyết định làm hầm thì cần phải có các ý tưởng làm sao thiên nhiên không bị phá vỡ. Vẻ đẹp vĩnh cửu nhất là của thiên nhiên ban tặng, bản thân sông Hàn vốn dĩ nó vẫn rất đẹp, đưa cây cầu hay hầm chui vào chưa chắc dòng sông đã đẹp thêm, đôi lúc còn nguy hại, phá dòng sông. Nên hạn chế sự phá vỡđối với thiên nhiên, cứđem vẻđẹp nhân tạo, nghĩ thayđổiđược là khó hiểu.Do vậy tôi phân vân sẽ nguy hại, phá dòng sông.

Thực ra theo tôi Đà Nẵng chưa hẳn là làm đẹp cho sông Hàn đâu, có thể hôm nay nhìn thấy lạ mắt nhưng cảnh quan sông Hàn so với ngày xưa là nó đã bị băm nát đi rất nhiều, cứ có tác động cơ khí một cách thô bạo thì thiên nhiên sẽ bị phá vỡ, cũng như con người dao kéo nhiều thì mất đi nét tự nhiên.

Tiền bạc thì có thể làm ra được, nếu Đà Nẵngphát triển kinh tế tốt, sau này con cháu sẽ làm, còn thiên nhiên mất đi không bao giờ lấy lại được. Còn thực ra giải pháp nào cũng là một giải pháp, tuy nhiên, phải nghĩ tới giải pháp bền vững nhất, không làm được thì để lại cho con cháu. Nhưng tâm lý thời kỳ lãnh đạo nào cũng muốn có một dấu ấn của riêng mình, kiểu tư duy nhiệm kỳ", ông Hải nhấn mạnh.

Không hẳn vì lợi ích của dân

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ dự án làm hầm là mục tiêu lợi ích dành cho dân hay vì mục tiêu khác, ông Hải cho biết: "Thường thì lãnh đạo thành phố nghĩ tới phát triển kinh tế kết hợp với phát triển dân sinh dành cho đi lại là chính, chứ không ai nghĩ đến một mục đích. Tất nhiên, mục đích lớn nhất của lãnh đạo thành phố là phát triển kinh tế, có nghĩa thúc đẩy cho kinh tế Đà Nẵng phát triển qua việc đầu tư.

Nếu có một hầm chui hay một công trình được đầu tư với kết nối giao thông thuận lợi, thông thương hiệu quả thì khu vực Thọ Quang, bán đảo Sơn Trà và cả khu vực bên cầu sông Hàn sẽ phát triển.

Tất nhiên khi quyết định đầu tư một dự án lớn như vậy thì chắc chắc lãnh đạo sẽ nghĩ phát triển cho doanh nghiệp bất động sản, người dân cũng là một phần, vì cầu Thuận Phước trước đây xây dựng lại quá cao, đi lại trong mùa mưa lũ khó khăn, nếu có công trình giao thông an toàn hơn thì dân cũng được hưởng lợi.

Kèm theo đó, thông thương tạo ra hiệu quả sử dụng đất sẽ tăng lên, nhất là hệ thống dân cư, đô thị ven biển.

Mô hình làm hầm chui vượt qua sông Hàn

Nghĩa là phải song song giữa các lợi ích, tất nhiên, mình phải hiểu nếu không thông thương thì dân cũng bất lợi, các doanh nghiệp đầu tư trong đó cũng sẽ bị bất lợi, không thúc đẩy được, như vậy chúng ta hơi lãng phí quỹ đất đầu tư hai bên khu vực đó, việc tạo ra thế thông thương đó là thuận lợi cho động lực phát triển.

Trước đây, họ cũng đã nghĩ đến việc đầu tư nhưng việc đầu tư cầu Thuận Phước cũng đem đến nhiều bất cập, do vậy hiệu quả đem đến của cầu không cao, không tạo ra sự phát triển cho bán đảo Sơn Trà, cả khu vực ven biển phía Bắc đường Phạm Văn Đồng.

Từ bài học cầu Thuận Phước thì cần phải tránh vết xe đổ đi trước, đừng có nghĩ vì lợi ích nhóm nào, đã làm thì phải là lợi ích của toàn xã hội. Tôi cũng đã từng khẳng định nếu có một trình giao thông vượt sông Hàn chỉ còn duy nhất một điểm ngay tại cầu sông Hàn, đã là duy nhất thì không được sai lầm.

Vì nếu sai lần này nữa, thì coi như không trả giá được, con cháu sẽ oán trách người đi trước, hầu như việc xã hội quan tâm, lãnh đạo quan tâm dự án này là đương nhiên.

Đầu tư một thước đất nào đó đều phải nghiên cứu kỹ về lợi ích cho xã hội, về mặt kỹ thuật, tiến tới định hướng tương lai lồng ghép cái hầm chui cho những phương tiện giao thông ngầm như Metro".

Mặt khác, theo ông Hải, cần lắng nghe thêm ý kiến của các chuyên gia, các vị cựu lãnh đạo, các nhà tư vấn, các nhà quy hoạch để tổng hợp, xem xét trước khi quyết định đầu tư.

Mục tiêu thành thành phố của châu Á là tương lai

Theo Phó Chủ tịch Hội quy hoạch Phát triển đô thị Đà Nẵng, Đà Nẵng là một thành phố trẻ, ý chí lãnh đạo rất mạnh mẽ được đồng thuận của dân, đó là thế mạnh của TP.

Các dự án quy hoạch mới dự kiến hầu như các lãnh đạo đều thấy có nhiều điều cần sửa đổi, do vậy trong lịch sử nhiều quy hoạch chung của ĐN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TP vẫn kiến nghị cho phép điều chỉnh, bổ sung để phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả.

Trong những năm đầu, TP cần phải xây dựng nóng, nhanh, trong quá trình đi nhanh có điều bất cập, chưa có tầm nhìn, do đó có một số hệ quả cho tương lai, đến nay nguy cơ quy hoạch bị phá vỡ nhìn thấy rox.

Cho nên, với tham vọng trở thành Singapore thứ hai, ông Hải nhận định: "Việc này tất nhiên còn đợi các ý tưởng sắp tới của quy hoạch chung TP, lồng ghép với các ý kiến của các chức xã hội, các chuyên gia đóng góp theo định hướng trở thành thành phố của châu Á.

Nhưng nếu muốn một đô thị phát triển tương xứng đô thị của châu Á thì cần có nhiều công trình kiến trúc, công trình giao thông tầm cỡ, chứ không phải hình ảnh đánh bóng mà phải là hiệu quả thúc đẩy kinh tế đô thị phát triển, lợi ích cho dân cư và phát triển bền vững.

Chứ không phải như các cây cầy xây dựng xong thì thấy bất cập, không hiệu quả, như vậy là không bền vững.

Tôi tin nếu định hướng có chiến lược kỹ lưỡng thì điều đó sẽ làm được trong tương lai, tôi không kỳ vọng sớm thành trong ngày 1, ngày 2, chỉ mong Đà Nẵng đạt được mục tiêu như vậy".

Tất nhiên, bao giờ việc thực thi quy hoạch cũng có những mặt sẽ tốt, cũng có những mặt bất lợi, do việc thực thi từ ý tưởng đến điều hành nhà nước quản lý. Do cách đi vừa qua có sự lồng ghép vào lợi ích khác hoặc theo ý cá nhân làm cho ý tưởng quy hoạch ban đầu cho đến khi ra thực thi bị sai lệch, không lường trước, xảy ra hậu quả.

"Điều chỉnh lại quy hoạch đô thị là vai trò trọng trách lớn của tổ chức chính quyền, UBND thành phố, là người chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch thực hiện, tổ chức đô thị, còn các tổ chức tư vấn thiết kế, là các đơn vị giao làm các ý tưởng thật tốt", ông Hải nhận định.

Theo Châu An - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X