Hotline 24/7
08983-08983

Hà Nội xác minh việc phóng sinh cá có hại xuống sông Hồng

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết đã chỉ đạo cán bộ xác minh thông tin phóng sinh cá chim trắng xuống sông Hồng gây xôn xao dư luận.

Liên quan tới thông tin người dân phóng sinh loài cá dữ ra sông Hồng ( ở xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội), sư thầy Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Linh Ứng (quận Hoàng Mai), cho biết lễ phóng sinh được tổ chức với mục đích cầu bình an cho người dân. Lễ phóng sinh sáng 5/2 thu hút hơn 1.000 phật tử tham dự.

“Cá phóng sinh ra sông Hồng là do người dân ở gần khu vực và các tỉnh thành lân cận tự nguyện mua ở chợ sau đó mang đến bến sông mời các thầy làm lễ xong rồi phóng sinh ra sông. Nhà chùa không mua cá về phóng sinh ra sông”, sư thầy Đàm Thu nói.

Khi được hỏi về thông tin trong lễ phóng sinh 8 xe tải chở cá đến, với gần 10 tấn cá được phóng sinh ra sông, sư thầy Đàm Thu cho hay không có chuyện 8 xe tải chở cá đến rồi phóng sinh ra sông Hồng.

“Thông tin đó hoàn toàn không chính xác. Mỗi người dân chỉ mang vài con cá đến làm lễ cúng rồi phóng sinh, không có ai mang vài chục cân cá đến thả ra sông", sư Thu nói.

Theo sư thầy Đàm Thu, cá người dân mang đến làm lễ bao gồm nhiều loại khác nhau như cá rói, cá trắm loại nhỏ (chỉ khoảng 1-2 lạng/1 con).

Trong khi đó ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thông tin sở đã giao cho Chi cục Thủy sản xuống xã kiểm tra vào chiều 8/2.

Ha Noi xac minh viec phong sinh ca co hai xuong song Hong hinh anh 1
Người dân phóng sinh cá chim trắng xuống sông Hồng ngày 5/2. Ảnh: Vietnamnet.

"Chính quyền xã nói thả chủ yếu cá trê, không có cá chim trắng. Tuy nhiên, ông Mỹ cũng cho rằng cá chim trắng có nguy cơ xâm hại nhưng được cho phép nuôi nên nếu có phóng sinh ra sông Hồng cũng không ảnh hưởng lắm", ông Mỹ khẳng định.

Giám đốc Sở Nông nghiệp thông tin thêm hôm nay (9/2), Chi cục Thủy sản tiếp tục xuống làm việc với chính quyền nếu phát hiện có phóng sinh cá chim trắng sẽ kiến nghị xử phạt theo quy định, chứ không thể bắt lại được.

Trong khi đó, trao đổi với báo Pháp luật TPHCM, nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung nhận định việc phóng sinh hàng tấn cá trong đó có cá chim trắng Colossoma brachypomum, một loài cá ăn thịt đáng sợ trong họ cá hổ Characidae du nhập từ Nam Mỹ được nuôi ở các ao hồ Việt Nam thì quả thực quá sức tưởng tượng.

Theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cá hổ (Pygocentrus nattereri) là loài ngoại lai xâm hại, và cá chim trắng (Piaractus brachypomus ) là loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy Sản II, cá chim trắng nước ngọt (cá pacu, tên khoa học Colossoma brachypomum/Piaractus brachypomus) là loài ngoại lai có nguồn gốc Nam Mỹ.

Nhiều người hay nhầm nó là cá hổ nhưng không phải. Cá chim trắng không phải là loài bản địa, không nên thả ra môi trường tự nhiên mà phải nuôi trong môi trường kiểm soát được (trong lồng, bè…).

“Việc thả phóng sinh nên thả các loài cá bản địa, của vùng nước đấy. Nếu thả các loài ngoại lai sẽ có tác động xấu tới môi trường, ảnh hưởng đến các loài bản địa và đa dạng sinh học”, ông Trọng cho hay.

Ha Noi xac minh viec phong sinh ca co hai xuong song Hong hinh anh 2
Theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì loài cá hổ (Pygocentrus nattereri) - loài ngoại lai xâm hại và cá chim trắng (Piaractus brachypomus ) - loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Nguồn: Jonny Jensen.

Theo Thắng Quang - Zing.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X