Hotline 24/7
08983-08983

Gian nan kiểm điểm sau sự cố Formosa: "Chuyện đùa có thật"

"Trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, ĐBQH có quyền chất vấn các cơ quan tổ chức, cá nhân liên quan đến sự cố Formosa vừa qua".

Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh: Đã nộp báo cáo

Sau chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu Sở TN-MT, Phòng Cảnh sát môi trường, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, UBND thị xã Kỳ Anh, Sở Công thương phải tiến hành kiểm điểm và báo cáo kết quả về tỉnh trước ngày 15/8.

Tuy nhiên đến thời điểm ấn định trên thì chỉ mới có Sở TN-MT tiến hành họp tổ chức kiểm điểm nhưng chưa đạt, nên Sở Nội vụ tiếp tục yêu cầu kiểm điểm lại.

Sau đó, Sở Nội vụ tiếp tục có văn bản đề nghị các đơn vị nghiêm túc hoàn chỉnh công tác kiểm điểm, báo cáo kết quả về Sở trước ngày 26/9.

Theo thông tin Sở Nội vụ Hà Tĩnh chia sẻ với Đất Việt, thì đã 6 lần Sở nội vụ thúc giục các Sở, cơ quan nộp báo cáo rồi. Ban quan lý Khu kinh tế thì chưa hoàn thiện báo cáo, Trưởng ban quản lý bị bệnh, nên chưa hoàn thiện, mới chỉ họp kiểm điểm.

Gian nan kiem diem sau su co Formosa:

Phải truy trách nhiệm cá nhân, tập thể một cách nghiêm túc

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 28/9, ông Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho biết: "Về vấn đề này, Sở Nội vụ đã thông tin đầy đủ và Ban quản lý khu kinh tế đã báo cáo về Sở theo đúng quy định".

ĐBQH sắp tới có quyền chất vấn

Trước sự việc trên, cũng chia sẻ với Đất Việt, ông Vũ Đình Đáp - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (thuộc Bộ NN&PTNT) cho rằng, ở đây là kỷ cương phép nước của địa phương, nguyên tắc không phải chỉ một việc cụ thể, bất cứ việc gì cơ quan quản lý hành chính cấp trên yêu cầu báo cáo đều phải chấp hành.

Nhưng thường ở ta bao giờ cũng có bản tự kiểm điểm trước, rồi sau đó, cơ quan quản lý sẽ xem xét rồi đánh giá.

Mà tất nhiên, thường thì có ai phạm lỗi mà nhận lỗi mình lớn đâu, như vừa rồi, cả Sở TN-MT chỉ có một Giám đốc, một cán bộ Phòng cảnh sát môi trường nhận hình thức khiển trách, đây là chuyện đùa mà có thật.

Hãy làm mạnh tay, giống như Thủ tướng đã làm trong đợt rà soát lại các điều kiện về kinh doanh cho doanh nghiệp, loại bỏ các yếu tố gây trở ngại, bắt các Bộ đúng ngày giờ đó phải nộp kế hoạch, phương án, ai không nộp thì xử lý, thậm chí giải trình.

Riêng với Hà Tĩnh, việc cấp dưới không báo cáo, chứng minh cho việc coi thường mệnh lệnh cấp trên; thậm chí, ở nhiều nơi, cấp trên vi phạm cũng không nhận lỗi nên cấp dưới noi gương.

Đây là câu chuyện của nội bộ địa phương, nhưng thiết nghĩ, nếu không làm được việc nhỏ này, thì những việc lớn làm sao điều hành, quản lý được.

Nói ngay đâu xa, như trường hợp ông Võ Kim Cự - Nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh có trả lời báo chí về trách nhiệm của mình khi cấp phép cho Formosa vào hoạt động sản xuất một cách rất qua loa, đã có nhiều ý kiến cho rằng, ở đây là trách nhiệm cụ thể chứ không chỉ nói vài câu rồi bỏ qua".

Gian nan kiem diem sau su co Formosa:

Cần chế tài quản lý, giám sát chặt chẽ

Bên cạnh đó, theo ông Đáp, theo Luật hành chính, nếu cấp dưới không chấp hành thì cấp trên có thể tạm thời đình chỉ chức vụ của người quản lý cấp dưới, khi không chỉ đạo được cơ quan, đó là biện pháp hành chính tối thiểu nhất.

Nếu như Sở Nội vụ không yêu cầu các cơ quan báo cáo được, thì HĐND tỉnh, đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cũng sẽ phải vào cuộc, vì dư luận xã hội, các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội theo dõi diễn biến, sẽ không chấp nhận., nếu hành động của cơ quan quản lý không cương quyết.

Mặt khác, riêng với sự cố Formosa, ông Đáp nhấn mạnh: "Bộ TNMT cũng phải xem xét về trách nhiệm, nhưng đây là vấn đề quản lý nhà nước, sau này phải kiểm điểm trước Quốc hội và Chính phủ.

Tôi tin trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, ĐBQH có quyền chất vấn các cơ quan tổ chức, cá nhân liên quan đến sự cố Formosa trên.

Một dự án xảy ra mấy tháng rồi, mà 2 tháng vẫn chưa kiểm điểm được trách nhiệm cá nhân, tập thể thì tôi thấy vô cùng lạ. Hãy mạnh tay hơn trong việc kiểm điểm, xử lý, để tránh việc dư luận đánh giá cơ quan chức năng chỉ làm hình thức, làm cho có".

Thay đổi cơ chế giám sát, xử lý

Ở góc độ khác, điều ông Đáp quan tâm hiện nay, đó chính là việc yêu cầu Formosa thực hiện các chỉ đạo của Bộ TNMT đưa ra thời gian qua: chuyển đổi công nghệ luyện coke từ ướt sang khô, đưa ống xả thải ngầm lên trên bề mặt đất, xử lý nước thải qua bể sinh học, tất cả hiện nay chưa có bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc thay đổi.

Ông Đáp phân tích: "Khi chỉ mới đưa vào vận hành thử, nhà máy đã có sự cố gây ra hậu quả vô cùng lớn, cho nên, nếu chủ đầu tư không thực thi việc chuyển đổi theo yêu cầu thì cơ quan quản lý có quyền phạt, tạm đình chỉ, yêu cầu phải chấp hành mới cho sản xuất.

Ở đây vấn đề không phải là muốn hay không muốn, khi chúng ta đã chỉ ra được sai phạm, thì họ phải tuân thủ theo cam kết. Chúng ta cấp phép hoạt động, nên có quyền bổ sung yêu cầu với chủ đầu tư, sau sự cố vừa qua, nên có việc sửa đổi toàn diện các yêu cầu về công nghệ với dự án trên.

Đặc biệt, việc giám sát, cơ chế xử lý phía Việt Nam cần nghiêm túc hơn, vì hậu quả lần này nếu xảy ra thì vô cùng lớn, trong khi, hậu quả lần trước vẫn còn tồn tại và vô cùng nghiêm trọng.

Nếu Formosa tiếp tục sản xuất mà không tuân thủ, gây hậu quả bổ sung thì phải có sự điều chỉnh tiếp theo nữa về dự án, chứ không phải buông lỏng, như vậy là xong".

Theo vị chuyên gia trên, phải giám sát toàn diện về mặt môi trường với dự án Formosa, không chỉ ở dưới nước mà cả trên bờ, toàn bộ không gian. Ở đây, đơn vị quản lý trực tiếp là Hà Tĩnh, nơi có dự án, còn cơ quan đôn đốc, kiểm tra là Bộ TN-MT, đơn vị quản lý của nhà nước, Chính phủ.

Theo Châu An - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X