Hotline 24/7
08983-08983

Ê chề gái Việt thành món hàng mại dâm lên báo Mỹ

Đài CNN vừa gây ra làn sóng dư luận trên toàn thế giới khi phản ánh về những thiếu nữ Việt bị lừa bán để làm vợ cho đàn ông Trung Quốc.

Một thực trạng nhức nhối tồn tại từ lâu ở Việt Nam vừa được đài CNN phản ánh đang gây ra làn sóng dư luận trên toàn thế giới, đó là câu chuyện về những thiếu nữ Việt bị lừa bán qua biên giới để làm vợ, thậm chí nô lệ tình dục, gái mại dâm cho đàn ông Trung Quốc.

'Phụ nữ trẻ người Việt là 'mặt hàng' có giá trị tại Trung Quốc, nơi mà chính sách một con và xu hướng trọng nam khinh nữ tồn tại trong một thời gian dài gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính', CNN cho biết đồng thời kể về trường hợp của những thiếu nữ tên Lan và Nguyen phải cay đắng chấp nhận cuộc hôn nhân cưỡng ép sau khi bị lừa bán.

Đây không phải là lần đầu báo chí nước ngoài viết về tình trạng thiếu nữ Việt bị bán sang Trung Quốc.

Trước đó, AFP cũng từng viết về thực trạng gây bức xúc này khi miêu cả cuộc sống của Kiab - thiếu nữ người H'mông bị chính anh ruột lừa bán sang Trung Quốc làm dâu khi mới tròn 16 tuổi.

Kiab thoát khỏi gia đình mua cô hơn 1 tháng sau đó và may mắn tìm được sự giúp đỡ từ cảnh sát địa phương để trở về Việt Nam.

Một cô gái Việt trốn thoát khỏi bọn buôn người sau khi bị đưa sang Trung Quốc. Ảnh: CNN.Một cô gái Việt trốn thoát khỏi bọn buôn người sau khi bị đưa sang Trung Quốc. Ảnh: CNN.

Chúng ta không phủ nhận nỗ lực của các cơ quan chức năng Việt Nam trong việc ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái qua biên giới, song thực tế cho thấy tình trạng này đang ở mức báo động khiến cả báo chí nước ngoài cũng 'sôi sùng sục'.

Thiết nghĩ bên cạnh việc chốt chặn để giải cứu những chuyến buôn người, cảnh sát Việt Nam nên phối hợp tốt hơn nữa với chính quyền địa phương ở Trung Quốc để giải cứu những phụ nữ đã bị bắt cóc sang đây.

Cả Kiab, cả Lan hay Nguyen đều là những nạn nhân của tình trạng buôn bán người mà cơ quan chức năng đã không thể kịp thời phát hiện và giải cứu.

Nạn buôn người với đủ chiêu trò lừa lọc, ái ngại hơn khi những kẻ buôn người lại chính là chỗ thân thiết của các nạn nhân. Vậy nên, công tác tuyên truyền, giáo dục người dân để ngăn chặn tình trạng này cũng cần được nâng cao hơn nữa.

Người Nhật trong những ngày thảm họa

Ngày 14/4, Nhật Bản hứng chịu cơn động đất 6,5 độ Richter làm 9 người chết và 950 người bị thương. Đến ngày 16/4, lại thêm một cơn động đất 7,3 độ Richter khác tấn công đảo Kyushu làm chết 41 người và hàng nghìn người khác bị thương.

Tuy nhiên, trong thời điểm loạn lạc, người Nhật vẫn nghiêm túc xếp hàng dài dằng dặc, có khi phải đứng hàng tiếng đồng hồ để lấy nước, lấy thực phẩm cứu trợ.

Trong khốn khó, họ vẫn không để mất nhân cách, họ đón nhận mọi điều, tuyệt nhiên không oán trách trời, không lớn tiếng, không ồn ào và kiên nhẫn chờ đợi đến phiên mình.

Người dân Nhật xếp hàng chờ cứu trợ trong thảm họa động đấtNgười dân Nhật xếp hàng chờ cứu trợ trong thảm họa động đất

Câu chuyện về tinh thần Nhật trong những thời điểm đau thương không ít lần khiến cả thế giới phải nghiêng mình nể phục.

Nhớ đến thảm họa kép ngày 11/3/2011, miền Đông Bắc nước Nhật hứng chịu cơn động đất siêu mạnh 9,1 độ Richter, kèm theo sóng thần cao hơn 10m khiến gần 30.000 người chết và mất tích.

Rồi nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima bị rò rỉ phóng xạ, khiến người dân phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán…

Vậy mà, trong lúc giao thông đình trệ vì thiên tai, người Nhật vẫn tiếp tục xếp hàng lần lượt lên xe đi làm, đi học, không ai chen lấn.

Trong sự thiếu thốn trầm trọng về thực phẩm, mỗi người Nhật cũng chỉ lấy về phần thức ăn cho riêng mình, tuyệt nhiên không tham lam ích kỷ.

Và trong khoảnh khắc đau thương, người Nhật vẫn giữ được tác phong bình tĩnh, nhẫn nại, đùm bọc lẫn nhau, cách hành xử của họ vẫn khiến nhiều người phải hổ thẹn.

Chẳng cần nhìn đâu xa khi Việt Nam vừa trải qua kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), khi những hình ảnh về hàng triệu người dồn ứ, hỗn loạn tại khu di tích Đền Hùng ngập tràn trên báo chí và mạng xã hội.

Hàng trăm em nhỏ cùng các cụ già phải nhờ đến lực lượng an ninh 'giải cứu' khỏi biển người chen chúc để đảm bảo an toàn; những phụ nữ vì không chịu được nắng nóng, ngột ngạt trong suốt mấy mươi phút đồng hồ đã ngất lịm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh…

Công an 'giải cứu' trẻ nhỏ thoát khỏi biển người đi lễ đền Hùng. Ảnh: VietNamNet.Công an 'giải cứu' trẻ nhỏ thoát khỏi biển người đi lễ đền Hùng. Ảnh: VietNamNet.

'Khủng khiếp quá, may mà chưa chết ngạt', GS Lê Văn Lan đã phải thốt lên như thế về ngày Quốc giỗ tại Việt Nam.

Sẽ thật đáng xấu hổ và quá nhiều điều đáng để bàn khi đặt hình ảnh người Việt đi lễ hội đền Hùng và cảnh người Nhật xếp hàng nhận cứu trợ.

Chúng ta chỉ có thể nói rằng, đất nước và con người Nhật Bản - họ quá vĩ đại.

Bác sĩ rao tìm cô bé dị tật tay chân trên Facebook

Đó là câu chuyện đầy tình người giữa BS Nguyễn Xuân Anh - Trưởng Khoa Vi phẫu Tạo hình BV Sài Gòn ITO, và cô bé Minh Anh - bệnh nhi ngụ ở Bình Thuận bị dị tật bẩm sinh dính cả các ngón tay và chân, hầu như không có ngón.

Nhiều tháng trôi qua sau lần khám đầu tiên, bé Minh Anh không được đưa trở lại viện bởi ước tính chi phí cho ca mổ đầu tiên khoảng hơn 40 triệu đồng.

BS Xuân Anh đã cố gắng tìm cách liên lạc với gia đình bệnh nhân, chủ động ngỏ ý muốn mổ từ thiện để giúp bé mau bình phục và tới trường.

Ông đăng lời rao tìm bé Minh Anh lên trang Facebook cá nhân, nhờ cộng đồng mạng lan tỏa đến người quen, người thân của bé.

Sau 2 giờ chia sẻ, bác sĩ và gia đình bệnh nhân đã kết nối được với nhau. Dự kiến bé Minh Anh sẽ vào TPHCM để mổ trong tuần tới.

Bé Minh Anh bị dị tật bẩm sinh. Ảnh: Xaluan.com.Bé Minh Anh bị dị tật bẩm sinh. Ảnh: Xaluan.com

Có thể đâu đó người ta vẫn nghe đến những khái niệm về phong bì, lợi ích, những sai sót trong nghề y… tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận những tấm lòng y đức khác.

Câu chuyện về việc làm đầy tình người của BS Xuân Anh, tôi cho rằng chỉ là một trong số rất nhiều hành động của người thầy thuốc được báo chí nhắc đến.

Tôi từng được lắng nghe tâm sự của những vị bác sĩ khác, nỗi trăn trở về nghề và những ca bệnh đặc biệt khiến bản thân không khỏi xúc động.

Có vị bác sĩ 12 năm đứng chính trong những ca phẫu thuật tim nói rằng, trong bầu không khí được phủ kín bằng bệnh tật, máu me và cái chết, ít người nhìn thấy được những giọt nước mắt mà các bác sĩ lén quay đi gạt vội khi bất lực trước một ca bệnh nặng.

'Người bác sĩ phải luôn có lòng trắc ẩn đối với bệnh nhân, biết đau khi nhìn bệnh nhân đau đớn...', ông nói.

BS Xuân Anh có lẽ cũng giống như vị bác sĩ trên, rao tìm bệnh nhân là bởi vì ông không muốn sẽ phải quay đi gạt những giọt nước mắt khi bệnh nhân vẫn còn hy vọng.

Nghề y là một nghề cao quý, giữa những 'sóng gió' của dư luận, để giữ được sự cao quý của nghề, có lẽ chúng ta cần được nghe nhiều hơn nữa câu chuyện về những con người như BS Xuân Anh.

Theo Tâm Nguyễn - Đất Việt


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X