Hotline 24/7
08983-08983

Donald Trump, nghệ thuật "mua" phiếu bầu và làm giàu từ cuộc tranh cử Tổng thống

Tỷ phú Donald Trump đã có đủ 1237 phiếu đại biểu của đảng Cộng hòa để trở thành ứng viên Tổng thống Mỹ chính thức của đảng này.

Tuy nhiên với một tỷ phú như Trump, chiến dịch tranh cử của ông không chỉ đơn thuần hướng tới chiếc ghế Tổng thống.

Tỷ phú Donald Trump đã đủ số phiếu đại biểu để trở thành ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa. (Ảnh: Cheryl Senter/AP)Tỷ phú Donald Trump đã đủ số phiếu đại biểu để trở thành ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa. (Ảnh: Cheryl Senter/AP)

Có một sự thật thú vị là Donald Trump chỉ đứng thứ... 5 trong danh sách những ứng viên đảng Cộng hòa chi nhiều nhất cho cuộc bầu cử nội bộ đảng. Tính đến ngày 21/4, theo thống kê từ Ủy ban bầu cử Liên bang, vị tỷ phú bất động sản này mới chi ra khoảng 49,5 triệu USD.

Đem ra so sánh, con số trên chưa là gì với các ứng viên khác như Ted Cruz (112 triệu USD, ngừng tranh cử ngày 3/5), Marco Rubio (111 triệu USD, ngừng tranh cử ngày 15/3) hay Ben Carson (77 triệu USD, ngừng tranh cử ngày 4/3).

"Thảm hại" nhất, tiêu tiền phung phí nhất trong số các ứng viên đảng Cộng hòa phải nhắc tới Jeb Bush.Em trai cựu Tổng thống George W. Bush đã chi ra tới 137 triệu USD cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình, nhưng gặp thất bại ê chề. Ông phải dừng rất sớm vào ngày 20/2, chưa đầy 3 tuần sau cuộc bỏ phiếu đầu tiên tại bang Iowa.

So sánh rộng ra với 2 ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ hiện nay, bà Hillary Clinton đã chi ra tới 212 triệu USD, còn ông Bernie Sanders là 202 triệu USD. Thống kê sau đây sẽ cho thấy Donald Trump "mua" phiếu bầu tuyệt vời thế nào so với các ứng viên còn lại.

Ứng viên

Chi phí tranh cử

Số phiếu đại biểu

Số tiền chi ra để có 1 phiếu đại biểu

Donald Trump

49.484.576 USD

1.238

39.971 USD

Hillary Clinton

212.433.823 USD

2.289

92.806 USD

Bernie Sanders

202.516.283 USD

1.543

131.248 USD

Ted Cruz

112.064.426 USD

551

203.384 USD

Marco Rubio

111.272.423 USD

173

643.193 USD

John Kasich

33.454.185 USD

160

209.089 USD

Ben Carson

77.019.991 USD

9

8.557.777 USD

Jeb Bush

137.803.892 USD

4

34.450.973 USD

Nguồn: Ủy ban bầu cử Liên bang Mỹ

Donald Trump chi không nhiều tiền nhưng ông lại đang là ứng viên thành công nhất trong quá trình tranh cử. (Ảnh: Daily Beast)Donald Trump chi không nhiều tiền nhưng ông lại đang là ứng viên thành công nhất trong quá trình tranh cử. (Ảnh: Daily Beast)

Vậy tại sao Donald Trump lại có thể giành được một thắng lợi lớn như vậy, khi mà số tiền ông bỏ ra chẳng thấm vào đâu so với Clinton, Sanders hay Bush, dù ông là một tỷ phú và có thể chi ra gấp nhiều lần con số đó?

Biết sử dụng đồ "của nhà trồng được"

Donald Trump là Chủ tịch kiêm CEO của Trump Organization, một tập đoàn đa quốc gia có tuổi đời gần 100 năm do bà nội ông, bà Elizabeth Trump sáng lập. Đồng thời ông Trump cũng nắm giữ toàn bộ 100% cổ phần công ty, bổ nhiệm các con mình làm Phó giám đốc.

Trump Organization và bản thân Donald Trump kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực như xây dựng, bất động sản, bán lẻ, đầu tư, và cả... giải trí. Và trong quá trình tranh cử Tổng thống của vị Chủ tịch, Tập đoàn Trump Organization đã hỗ trợ đắc lực trong chiến dịch tranh cử.

Ở thời gian đầu cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, Donald Trump nhận được rất ít tiền ủng hộ gây quỹ. Để có tiền cho chiến dịch tranh cử, Donald Trump, với vị thế của một tỷ phú, đã tự bỏ tiền túi ra tranh cử.

Phần lớn số tiền sử dụng trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump do ông tự chi ra. (Ảnh: PolitiFact)Phần lớn số tiền sử dụng trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump do ông tự chi ra. (Ảnh: PolitiFact)

Việc Donald Trump phải tự bỏ tiền túi một phần vì ông không được hỗ trợ từ các Ủy ban hành động chính trị của đảng Cộng hòa. Các ứng viên khác như Ted Cruz, Marco Rubio, Hillary Clinton hay Bernie Sanders đều sử dụng các Ủy ban này để gây quỹ tranh cử với số tiền lên đến hàng trăm triệu USD.

"Tôi tự gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của mình. Tất cả là tiền của tôi", Trump khẳng định. Thật vậy, bản thân ông đã đi vay tiền cho chiến dịch tranh cử Tổng thống. Trong quá trình tranh cử, Donald Trump cũng tích cực sử dụng "đồ dùng cá nhân" của mình.

Ông đi lại khắp nước Mỹ bằng chuyên cơ cá nhân, một chiếc Boeing 757-200 có thể chở 43 hành khách, có dây an toàn mạ vàng. Chiếc máy bay này được "tân trang" lại như một khách sạn bay, đầy đủ phòng ăn, phòng ngủ và phòng tắm.

Khi đến New York, ông diễn thuyết tranh cử tại tòa tháp Trump, nơi nằm giữa khu thương mại Manhattan. Ông ăn trưa cùng đội ngũ tranh cử của mình tại Trump Grill, uống nước ở Trump Cafe. Dĩ nhiên việc sử dụng đồ "của nhà trồng được" tiết kiệm rất nhiều khi không phải chịu những chi phí trung gian.

Donadl Trump không cần bỏ tiền ra để lên truyền hình. Các kênh truyền hình phải bỏ tiền ra mời ông. (Ảnh: Business Insider)Donadl Trump không cần bỏ tiền ra để lên truyền hình. Các kênh truyền hình phải bỏ tiền ra mời ông. (Ảnh: Business Insider)

Ngoài ra, các công ty của Donald Trump cũng chi ra những khoản tiền không nhỏ để hỗ trợ chiến dịch tranh cử. Những công ty này trả lương cho nhân viên, bao gồm cả chi phí thuê vệ sĩ, hỗ trợ thuê địa điểm tổ chức diễn thuyết.

Bản thân danh tiếng của Donald Trump cũng giúp ông tiết kiệm không nhỏ chi phí truyền thông và quảng cáo. Ở quý IV năm ngoái, ứng viên đảng Dân chủ Bernie Sanders phải chi ra tới 10 triệu USD để mua quảng cáo và quyền lên sóng truyền hình.

Trong khi đó, Donald Trump với vị thế là một tỷ phú kiêm ngôi saotruyền hình thực tế, ông chỉ cần xuất hiện là sẽ tự động được lên khung giờ vàng.

"Làm giàu không khó" từ chiến dịch tranh cử Tổng thống

Vậy liệu Donald Trump có thực sự chỉ bỏ tiền túi ra để tranh cử? Sự thực không phải như vậy. Ông quyên góp được một khoản tiền không nhỏ từ chính những người ủng hộ ông. Và khi nói đến việc này, với tư cách một nhà đầu tư, Donald Trump quả là bậc thầy.

Make America Great Again (tạm dịch: Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại) là khẩu hiệu tranh cử Tổng thống của Donald Trump. Tuy nhiên mầm mống đưa khẩu hiệu này trở nên phổ biến trên thực tế đã xuất hiện từ 5 năm trước. Có lẽ ngay từ lúc này, vị tỷ phú bất động sản đã lên kế hoạch tranh cử Tổng thống Mỹ.

Trump ký tặng lên ảnh của ông cho những người ủng hộ. (Ảnh: Damon Winter/NY Times)Trump ký tặng lên ảnh của ông cho những người ủng hộ. (Ảnh: Damon Winter/NY Times)

Năm 2011, Donald Trump ra mắt cuốn sách có tên Time to Get Tough: Making America No. 1 Again (tạm dịch: Thời điểm thử thách: Đưa nước Mỹ trở lại là số 1). Đến năm 2015, ông xuất bản thêm một cuốn sách nữa có tên Crippled America: How to Make America Great Again (tạm dịch: Nước Mỹ lụn bại: Làm sao để đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại).

Trong thời điểm nước Mỹ chìm ngập trong nợ công, thất nghiệp tràn lan, khoảng cách giàu nghèo ngày một gia tăng, cuốn sách của Donald Trump, với những chia sẻ rất thật về bản thân và những trải nghiệm của ông trong quá khứ, thực sự đã gây ấn tượng với mọi người.

Hiệu quả lập tức được thể hiện qua những con số. Cuốn sách Crippled America: How to Make America Great Again trở thành best-seller với 180.000 quyển được bán hết, mang về doanh thu 4 triệu USD. Để tăng thêm phần hiệu ứng, Donald Trump tuyên bố tiền bán sách sẽ sử dụng cho công tác từ thiện.

Khẩu hiệu Make America Great Again thực sự đã trở thành một hiệu ứng lây lan ra cả nước Mỹ. Đó cũng là thời điểm vị tỷ phú bắt đầu "hốt bạc" từ những người ủng hộ mình. Ông đặt làm mũ, áo và các đồ lưu niệm có khẩu hiệu Make America Great Again với số lượng lớn, ước tính chi ra khoảng 500 ngàn USD.

Chiếc mũ Make America Great Again trở thành mốt thời trang bên cạnh Donald Trump. (Ảnh: Getty Images)Chiếc mũ Make America Great Again trở thành mốt thời trang bên cạnh Donald Trump. (Ảnh: Getty Images)

Những chiếc áo và mũ này ngay lập tức trở thành "mốt" đối với người Mỹ, nhất là khi họ thấy Trump thường xuyên đội mũ trong chiến dịch tranh cử. Họ sẵn sàng trả 25-30USD cho mỗi món đồ như vậy. Kết quả: Từ 500 ngàn bỏ ra, chiến dịch thu về 4 triệu USD dưới danh nghĩa "những khoản đóng góp tự nguyện".

Donald Trump còn kiếm tiền bằng những cách nào nữa? Cần phải biết, 2016 không phải lần đầu tiên Donald Trump tranh cử chức Tổng thống Mỹ. Ngược dòng thời gian trở về năm 2000, Donald Trump từng ra tranh cử với vị trí ứng viên của một đảng thứ ba.

Dĩ nhiên là vị tỷ phú này đã nhận thất bại trước Al Gore và George W. Bush, nhưng hãy xem Trump nhận về những gì từ lần tranh cử này, ngoài kinh nghiệm chính trị.

Trả lời phỏng vấn tờ Fortune hồi năm 2000, Donald Trump từng mạnh mẽ tuyên bố: "Rất có khả năng tôi là ứng viên Tổng thống đầu tiên vừa ra tranh cử, lại vừa kiếm được tiền từ việc này". Và đúng là thế thật.

Donald Trump thực sự đang kiếm được tiền từ cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ. (Ảnh: Gage Skidmore/Flickr)Donald Trump thực sự đang kiếm được tiền từ cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ. (Ảnh: Gage Skidmore/Flickr)

Khi chấm dứt chiến dịch tranh cử năm 2000, vị tỷ phú bất động sản nhận được lời mời diễn thuyết trị giá 1 triệu USD. Cho đến kỳ tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, tuyên bố "kiếm tiền nhờ tranh cử Tổng thống" của Donald Trump ngày càng rõ nét.

Như đã nói ở trên, Donald Trump sử dụng đồ "của nhà trồng được" trong chiến dịch tranh cử Tổng thống. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi dịch vụ đều miễn phí, Chiến dịch vận động tranh cử của Trump vẫn phải bỏ tiền ra thuê phương tiện vận chuyển, địa điểm tổ chức sự kiện.

Chỉ khác là một phần không nhỏ số tiền này trở về túi của chính Donald Trump. Ở 6 tháng cuối năm 2015, chiến dịch tranh cử Tổng thống của Donald Trump đã chi trả 2,2 triệu USD cho các công ty mà ông có cổ phần ở đó, tương đương khoảng 25% chi phí tranh cử. 90% trong số này, tức 2 triệu USD, được chuyển tới tập đoàn Tag Air.

Thử đón xem CEO công ty này là ai? Dĩ nhiên là Donald Trump! Tag Air, công ty hàng không tư nhân của Donald Trump chỉ thực hiện 51 chuyến bay vào năm 2014. Nhưng khi được Trump sử dụng để đi lại cho chiến dịch tranh cử, chỉ tính riêng quý III năm ngoái, số chuyến bay thực hiện đã là 66.

Donald Trump sử dụng chuyên cơ của mình cho chiến dịch tranh cử. (Ảnh: Fox News)Donald Trump sử dụng chuyên cơ của mình cho chiến dịch tranh cử. (Ảnh: Fox News)

Kết

Có thể tóm tắt chu trình lưu chuyển của tiền trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump như sau: Tiền thu về cho chiến dịch tranh cử do Donald Trump tự chi ra, các công ty của ông ủng hộ và những người ủng hộ tự nguyện đóng góp. Số tiền này sau đó được chi trả phần lớn cho các công ty của Trump, tức lại chảy về túi ông.

Chính nhờ vòng tuần hoàn lợi hại này mà Donald Trump từng tự tin viết trên trang Twitter cá nhân: "Để tranh cử Tổng thống, tôi gần như chẳng phải chi ra đồng nào cả. Và tôi đang đứng ở vị trí số 1". Ngay cả những người không ủng hộ Donald Trump cũng phải tỏ ra thán phục trước chiến thuật dùng tiền của ông.

Bradley Crate, người từng là Giám đốc tài chính cho chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ Mitt Romney, ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa năm 2012 chia sẻ: "Chiến dịch tranh cử của Trump đã thay đổi hoàn toàn mô hình tranh cử truyền thống, cho thấy không phải cứ quyên góp và chi thật nhiều tiền sẽ mang lại thành công tương xứng".

Theo Hải Sơn - VnTinnhanh - Đại Đoàn Kết

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X