Hotline 24/7
08983-08983

Doanh nghiệp làm thất lạc phóng xạ bị xử lý thế nào?

Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi tương tự. Các cơ quan chức năng sẽ điều tra và xem xét mức độ vi phạm để xử lý.

Trả lời VietQ.vn chiều 7/4, ông Vương Hữu Tấn,Cục trưởng Cục Cục An toàn và bức xạ hạt nhân (Bộ KH&CN) cho biết, để xảy ra sự việc này, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp và phải chịu xử phạt hành chính theo đúng quy định đã được Chính phủ ban hành.

Theo Điều 34 của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ban hành ngày 20/9/3013, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 6-10 triệu đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh C trong quản lý, sử dụng;

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh C trong quản lý, sử dụng; phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B trong quản lý, sử dụng;

Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A trong quản lý, sử dụng.

doanh nghiệp làm thất lạc phóng xạ bị xử lý thế nào?Đến chiều 7/4, hộp phóng xạ bị thất lạc ở Vũng Tàu vẫn bặt vô âm tín

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 34, hình phạt bổ sung đối với doanh nghiệp là tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ từ 1-3 tháng đối với hàng vi vi phạm.
Biện pháp khắc phục được cụ thể rõ: buộc truy tìm nguồn phóng xạ, tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định.

"Việc điều tra sự cố thất lạc phóng xạ ở Vũng Tàu đang được gấp rút tiến hành. Việc cần nhất lúc này là truy tìm được tung tích phóng xạ nguy hiểm này. Sau đó, các cơ quan chức năng sẽ xác định mức độ vi phạm của doanh nghiệp và tiến hành xử lý", Cục trưởng Cục Cục An toàn và bức xạ hạt nhân - ông Vương Hữu Tấn nói.

Ông Tấn cũng khẳng định, các thông tin về việc tìm thấy hộp phóng xạ trong ngày hôm nay (7/4) không chính xác và các cơ quan chức năng đang gấp rút triển khai tìm kiếm quyết liệt hơn.

Trước đó, theo thông tin từ nhà máy Pomina 3, trong đợt kiểm kê mới nhất được thực hiện vào tháng 12/2014, Pomina 3 có tất cả 5 nguồn phóng xạ được lắp đặt trên các dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, khi đến giữa tháng 3/2015, khi tiến hành thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ thì phát hiện 1 trong số 5 nguồn phóng xạ này, nguồn phóng xạ để đo mức thép Co-60, thuộc nhóm 4 đã bị thất lạc.

Theo Cục trưởng Cục Cục An toàn và bức xạ hạt nhân - ông Vương Hữu Tấn, thiết bị phóng xạ bị thất lạc là một nguồn phóng xạ rất nguy hiểm, có thể gây tổn thương ngay cho người tiếp xúc với nó, hay là thậm chí gây chết người.

Theo Trà Phương - VietQ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X