Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị nhiễm độc chì

Bệnh nhân ngộ độc chì mức độ từ trung bình đến nặng cần nhập viện điều trị. Một số trường hợp diễn biến phức tạp cần theo dõi kỹ hơn cũng nên nhập viện. Các bước điều trị như sau:

Xử trí cấp cứu điều trị các triệu chứng: suy hô hấp, co giật, hôn mê, tăng áp lực nội sọ...theo phác đồ cấp cứu. Dùng thuốc chống co giật đường uống nếu có sóng động kinh trên điện não. Truyền máu nếu thiếu máu nặng. Dùng thuốc chống co thắt nếu đau bụng.

Bàn tay của người bị nhiễm độc chì - ảnh internet
Bàn tay của người bị nhiễm độc chì - ảnh internet

- Điều trị để hạn chế hấp thu chì: Xác định nguồn chì và ngừng phơi nhiễm. Tiến hành rửa dạ dày nếu bệnh nhân mới uống, nuốt chì dạng viên thuốc hoặc bột trong vòng 6 giờ. 

Rửa ruột toàn bộ nếu kết quả Xquang có hình ảnh kim loại chì ở vị trí của ruột. Lưu ý: Không làm bước này nếu bệnh nhân b rối loạn ý thức chưa được đặt nội khí quản, rối loạn huyết động, suy hô hấp chưa được kiểm soát, nôn chưa kiểm soát, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa. Tiếp theo dùng dung dịch polyethylene glycol và điện giải chẳng hạn như Fortrans.

- Tiến hành nội soi lấy dị vật có chì trong trường hợp có hình ảnh mảnh chì, viên thuốc có chì ở dạ dày trên phim Xquang bụng. Nội soi gắp dị vật cũng được áp dụng nếu mảnh chì, viên thuốc có chì còn ở đại tràng dù đã rửa ruột toàn bộ.

- Sử dụng thuốc giải độc chì (gắp chì) cần căn cứ vào nồng độ chì trong máu, tuổi và triệu chứng của bệnh nhân. Ngộ độc chì nặng thì dùng dimercaprol (British anti-Lewisite, BAL), calcium disodium edetate (CaNa2EDTA). Ngộ độc trung bình, nhẹ ưu thì tiên dùng succimer (2,3-dimercaptosuccinic axit, DMSA). Nếu không có hoặc không dùng được các thuốc trên thì sử dụng D- penicillamin.

Lưu ý: Các loại thuốc gắp chì có thể có tác dụng phụ như gây ngứa, tăng thân nhiệt, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đau, áp xe vị trí tiêm, dùng cùng sắt có thể gây độc với thận,  nôn, tiêu chảy, mày đay, buồn ngủ, tê. Khi đó, nệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để có biện pháp xử trí hoặc ngưng thuốc tạm thời

Phụ nữ bị nhiễm độc chì khi lựa chọn thuốc cần ưu tiên loại có độ an toàn từ cao đến thấp như sau: EDTA thuộc nhóm B, succimer thuộc nhóm C, BAL thuộc nhóm C,D-penicillamin thuộc nhóm D. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc gắp chì nếu nhận thấy lợi ích nhiều hơn nguy cơ.

Người mẹ bị nhiễm độc chì tốt nhất không nên cho con bú. Cần xét nghiệm chì trong sữa nếu hàm lượng không đáng kể mới cho trẻ bú. Phụ nữ đang bị nhiễm độc chì không nên có thai mà hãy đợi đến khi lượng chì trong máu xuống dưới 10 mg/dl.

Theo Trần Ngoan - VNExpress.net

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X