Hotline 24/7
08983-08983

Điều ít biết về hai người phụ nữ đệ nhất quyền lực bị phế truất

Đang ở vị trí đứng đầu quốc gia đưa ra nhiều quyết sách trọng yếu, tuy nhiên, khi mắc phải sai lầm trong việc điều hành đất nước, hai nữ chính khách này bị phế truất giữa lúc đương nhiệm.

Cựu Tổng thống Park Geun-hye và cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra được xem là hai người phụ nữ có quyền lực bậc nhất giới chính trị châu Á. Họ không chỉ có tài năng xuất chúng từ lĩnh vực kinh doanh lẫn lĩnh vực chính trị mà họ còn có gia thế trâm anh thế phiệt. Chính những điều kiện tiền đề tuyệt vời ấy đã giúp hai người phụ nữ này có được những thành công vang dội trong sự nghiệp chính trị của mình.

Tuy nhiên, giữa lúc sự nghiệp chính trị đang vô cùng thăng hoa, bất ngờ những việc làm của hai người phụ nữ quyền lực bị đưa ra ánh sáng và họ bị phế truất khi đương chức.

Park Eun-hye: "Bà đầm thép" của Nhà xanh

Ngày 10/3, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đưa tin bà Park Geun-hye chính thức bị phế truất, 92 ngày sau khi quốc hội nước này thông qua quyết định luận tội và đình chỉ mọi chức vụ đối với đương kim tổng thống.


Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất hôm 10/3.
Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất hôm 10/3

Nguyên nhân khiến bà Park bị phế truất đã được xác định. Theo tòa Hiến pháp khẳng định bà Park và bạn thân Choi Soon Sil có liên quan đến quá trình ra quyết định tại hai quỹ chính trị gây tranh cãi. Đồng thời, tòa khẳng định nữ tổng thống đã phạm luật khi cho phép bà Choi can thiệp công việc của chính phủ.

Tòa Hiến pháp Hàn Quốc hy vọng phán quyết sẽ giúp chấm dứt tình trạng chia rẽ tại nước này. Tòa cũng cho biết quyết định của quốc hội về việc luận tội bà Park không phạm luật.

Bà Park Geun-hye bị phế truất không nằm ngoài dự đoán của giới chính trị nước này bởi những sai phạm của bà. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên bà Park rời Nhà Xanh trong cay đắng mà trước đó bà cũng từng trải qua sự việc đáng buồn này.


Gia đình trâm anh thế phiệt cũng là nền tảng giúp bà Park phát huy được nội lực.
Gia đình trâm anh thế phiệt cũng là nền tảng giúp bà Park phát huy được nội lực.

Bà Park Geun-hye sinh năm 1952 trong một gia đình chính trị, cha bà là cố Tổng thống Park Chung-hee - người lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau cuộc đảo chính năm 1961. Mẹ bà bị ám sát năm 1974 và kể từ đó bà đóng vai trò như một Đệ nhất phu nhân thay cho người mẹ quá cố cho đến khi cha cũng bị ám sát vào năm 1979. Kể từ đây bà rời khỏi Nhà Xanh, lui về hậu trường suốt 18 năm và vấp phải sự phản bội của các trợ lý cũ của cha.

Cũng bắt đầu từ thời gian này, bà Park Eun-hye phải cố gắng nỗ lực hết mình để quay trở lại con đường chính trị. Bắt đầu từ năm 1988, bà bắt đầu trở lại chính trường bằng việc trở thành thành viên quốc hội, gia nhập đảng Quốc đại (GNP), tiền thân của đảng Saenuri. Bà nhanh chóng giành được sự ủng hộ với tuyên bố sẽ giúp Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Tuy nhiên, do bất đồng về quan điểm cải cách, năm 2001, bà đã rút khỏi GNP và lập ra một đảng mới và chỉ quay lại khi GNP chấp thuận cải cách.


Khi trúng cử Tổng thống, bà Park đã hứa hẹn mở ra một tương lai tốt đẹp cho đất nước Hàn Quốc.
Khi trúng cử Tổng thống, bà Park đã hứa hẹn mở ra một tương lai tốt đẹp cho đất nước Hàn Quốc.

Sau đó suốt từ năm 2006-2013, hơn 7 năm ròng rã theo đuổi con đường sự nghiệp chính trị, bà đã toại nguyện khi đánh bại đối thủ đảng Tự do Moon Jae-in để trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Ngày 25/2/2013, bà tuyên thệ nhậm chức tổng thống với lời hứa sẽ mở ra một thời kỳ mới tươi sáng hơn cho Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều hành đất nước của mình, "bà đầm thép" Nhà Xanh đã gặp phải rất nhiều sóng gió. Trong số những sóng gió ấy nổi lên hai việc, đó là: vụ chìm phà Sewol ngày 16/4/2014 khiến hơn 300 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là học sinh. Chính phủ của bà Park bị cho là đã chậm trễ trong việc đối phó với thảm họa. Vụ việc thứ hai liên quan điến bê bối quỹ tài chính với bạn thân của bà. Từ đây, bà Park Eun-hye bị điều tra và bị buộc tối. Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến "bà chủ Nhà Xanh" bị phế truất.

Yingluck Shinawatra: "Bông hồng thép" của giới chính trị Thái Lan


Bà Yingluck Shinawatra không chỉ là một người phụ nữ tài năng mà còn là chính trị gia có nhan sắc xinh đẹp hơn người.
Bà Yingluck Shinawatra không chỉ là một người phụ nữ tài năng mà còn là chính trị gia có nhan sắc xinh đẹp hơn người

Bà Yingluck Shinawatra sinh năm 1967 trong một gia đình có truyền thống chính trị và kinh doanh ở Thái Lan. Anh trai bà là cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Nhờ gia đình có nền tảng chính trị lâu đời nên con đường đi của bà Yingluck cũng gặp rất nhiều thuận lợi.

Hơn thế, ngoài tài năng cùng gia thế xuất chúng, bà Yingluck còn có nhan sắc hơn người, bà được gọi là "bông hồng thép" trong giới chính trị Thái Lan.


Nữ nghị sĩ này từng từ chối cơ hội tiến thân vào con đường chính trị.
Nữ nghị sĩ này từng từ chối cơ hội tiến thân vào con đường chính trị

Được học hành bài bản về kinh doanh lẫn chính trị ở những trường danh tiếng từ trong đến ngoài nước nên "bông hồng thép" Yingluck dễ tiến thân trên con đường chính trị. Tuy nhiên, để nghiêm túc với sự nghiệp chính trị, bà Yingluck đã mất khá nhiều thời gian. Ban đầu, bà còn từ chối theo đuổi con đường chính trị vì bà muốn tập trung cho sự nghiệp kinh doanh.

Sau nhiều lần đề cử của các nghị sĩ đảng Pheu Thai, phải đến ngày 16/5/2011, Đảng Pheu Thai bỏ phiếu đề tên Yingluck làm ứng cử viên đứng đầu trong hệ thống bầu cử theo danh sách đảng trong tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 3/7.

Bắt đầu từ đây, bà Yingluck mới nghiêm túc với con đường chính trị với những quyết sách có lợi cho người dân Thái Lan. Và sau trong quá trình 2 năm hết mình lãnh đạo đảng Pheu Thai, bà Yingluck Shinawatra trở thành Thủ tướng Vương quốc Thái Lan vào ngày 30/6/2013.

Từ lúc lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, bà Yingluck gặp rất nhiều khó khăn từ những cuộc biểu tình phản đối. Và đến ngày 7/5/2014, Tòa án Hiến pháp Thái Lan quyết định phế truất Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đồng thời bãi chức 9 bộ trưởng. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng thương mại Niwatthamrong Boonsongpaisarn được chỉ định làm Thủ tướng thay thế bà Yingluck.


Bởi bà có đam mê kinh doanh lĩnh vực nông sản.
Bởi bà có đam mê kinh doanh lĩnh vực nông sản

Nguyên nhân bà Yingluck bị phế truất đã được công bố. Theo đó, Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị buộc tội lạm quyền vì đã thuyên chuyển lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan Thawil Pliensri vào năm 2011 khi lên nắm quyền. Thay thế vị trí của ông Thawil là Cảnh sát trưởng quốc gia Wichien Podposri. Ghế Cảnh sát trưởng quốc gia được trao cho ông Priewpan Damapong - em trai của vợ cũ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Hiện tại, sau gần 3 năm bị phế truất kèm theo đó là những lần bị đưa ra tòa nộp phạt thì hiện tại cuộc sống của "bông hồng thép" vô cùng an yên. Bà đang sống những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình và những kế hoạch kinh doanh nông sản mà bà đang ấp ủ.

Theo Đỗ Quyên - Gia đình và Xã hội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X