Hotline 24/7
08983-08983

Đi bộ bị phạt: Đề xuất phạt người cho 'xẻ thịt' vỉa hè

Ngoài việc phạt người lấn chiếm vỉa hè, ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch UB An toàn giao thông Quốc gia đề nghị phạt cả người cấp phép sử dụng trái phép vỉa hè.

Quy định đi bộ bị phạt khi vi phạm luật giao thông có hiệu lực từ 1/2. Trong hàng trăm phản hồi gửi về VietNamNet, các ý kiến đa phần ủng hộ đưa người đi bộ vào nề nếp nhưng bức xúc nhất hiện nay là vỉa hè bị "xẻ thịt" buộc người đi bộ phải lao xuống lòng đường.

Phạt người lấn chiếm vỉa hè trước

Bạn đọc Trần Nam Minh nêu: "Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường được xác định là nguyên nhân gây tai nạn và ách tắc giao thông rất cao, vậy mà không phạt, lại phạt người đi bộ".

Bạn đọc tên Thuyết bức xúc: "Muốn đi được thì trước hết phải ra luật "mở đường" rồi mới đến luật đi đường. Không có đường thì đi vào đâu?".

đi bộ bị phạt, 'xẻ thịt' vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè lòng đường, đồn công an
Không chỉ chiếm dụng vỉa hè, người bán hàng còn bày cả xuống lòng đường. (Ảnh chụp trên phố Hàng Quạt ngày 1/2: Lê Anh Dũng)

Theo bạn Thuyết, đừng đổ lỗi cho dân vô ý thức mà vì người đi bộ bị đẩy vào "ngõ cụt". Nếu có đường rồi mà người đi bộ không đi đúng, lúc đó phạt không ai thắc mắc.

Bạn đọc tên Thường nói các cơ quan phải làm những việc tạo thuận lợi cho người đi bộ đi đúng luật như: Tạo hành lang vỉa hè thông thoáng, các lối sang đường phải được bố trí hợp lí. Bạn Trần Thị Kim Hương đồng tình: "Lấn chiếm vỉa hè xảy ra khắp các tỉnh thành, chẳng nhẽ các cơ quan chức năng bó tay, đành quay sang phạt người đi bộ?"

Bạn đọc tên Tuân đề nghị chính quyền phường giải quyết vấn nạn lấn chiếm lòng đường vỉa hè, lập lại kỷ cương tuân thủ pháp luật của người dân.

Trả lại vỉa hè rồi hãy phạt người đi bộ

Đi bộ mang giấy tờ: Phiền phức?

Bạn đọc Bỗ Nhím lo việc phải mang giấy tờ khi đi bộ có thể sẽ phiền phức vì "chạy từ nhà ra cổng có mấy bước chân, nếu công an tới kiểm tra giấy tờ rồi phạt, mời về đồn thì làm thế nào?"

Bạn Quốc Khánh trả lời: "Đừng vi phạm thì không phải mang giấy tờ".


Dù có nhiều bức xúc nhưng nhiều ý kiến bạn đọc tỏ ra đồng thuận với chủ trương này vì cần đưa việc đi bộ vào nề nếp để tránh tai nạn, nguy hiểm.

Độc giả Nguyễn Hồng Nam phân tích: Trật tự xã hội phải được xuất phát từ trật tự trong tư duy nhận thức của con người, đặc biệt là người lãnh đạo.

"Điều chỉnh hành vi người đi bộ cho đúng lộ trình và luật lệ là điều cần thiết, nhưng trước khi làm việc này phải dọn đường mở lối cho người dân rồi hãy phạt những người không đi vào hàng lối" - anh Nam nói.

Bạn đọc Tuấn Kiệt tin rằng giải pháp ban đầu đưa ra có thể chưa hoàn thiện nhưng chắc chắn sẽ được điểu chỉnh dần thông qua thực tế.

"Luật phạt người đi bộ dưới lòng đường là đúng, nhưng đề nghị thành phố lần này dẹp cho được việc buôn bán, kinh doanh, chiếm dụng vỉa hè. Hãy trả lại vỉa hè cho người đi bộ" - bạn Phúc viết.


Ủy ban ATGT: Phạt cả người cấp phép sử dụng trái phép vỉa hè

đi bộ bị phạt, 'xẻ thịt' vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè lòng đường, đồn công an

Vỉa hè phố Khâm Thiên có biển báo nơi trông giữ xe hợp pháp. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trao đổi với VietNamNet, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: Song song với việc xử phạt người đi bộ phạm luật cần tổ chức bảo vệ vỉa hè và kết cấu hạ tầng dành cho người đi bộ.

Ông Hùng đánh giá Hà Nội là một trong những thành phố có cơ sở hạ tầng tương đối tốt cho người đi bộ. Tuy nhiên Hà Nội không giữ được trật tự của hạ tầng này.

Để dành lại vỉa hè cho người đi bộ, ông Hùng cho rằng cần xử phạt nghiêm và chặt chẽ những đối tượng chiếm dụng, sử dụng trái phép và cấp giấy phép sử dụng trái phép hạ tầng dành cho người đi bộ nhằm tạo môi trường an toàn cho người đi bộ.

 Vũ Điệp

Nước ngoài xử phạt người đi bộ thế nào?

Tôi nhớ có lần ở Ukraine, lúc vừa mới chuyển sang đèn vàng, ông bạn tôi mới bước 2 bước xuống đường liền bị anh cảnh sát chặn lại định dẫn về đồn.

Thế là anh bạn tôi phải mất 20 USD để nộp cho cảnh sát. Tôi không nói về tiêu cực nhưng để thấy người ta nghiêm khắc như thế nào.

Còn ở Nhật hay Pháp khi có người đi bộ sang đường, những xe được rẽ phải vẫn được chạy tiếp, trong trường hợp đó họ sẽ dừng lại nhường cho người đi bộ sang đường tiếp rồi họ mới đi.

(Bạn đọc NT Trần)

Theo Phùng Thủy - VietNamNet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X