Hotline 24/7
08983-08983

Đem ánh sáng điện tới cho 12 người bị kẹt trong hầm sập

Trước mực nước dâng lên 1,4 m, đe dọa tính mạng của 12 người kẹt trong hầm thủy điện sập, 20h30 hôm nay, lực lượng cứu hộ đã khoan xuyên thủng lỗ thứ hai để bơm nước ra ngoài.

Đem ánh sáng điện tới cho 12 người bị kẹt trong hầm sập

Trong hầm đêm nay, lực lượng cứu hộ chia 3 tốp. Một nhóm thợ mỏ đàohầm, một nhóm luồn ống bơm nước và nhóm khác gia cố đường hầm. Ảnh: Phước Tuấn

Đem ánh sáng điện tới cho 12 người bị kẹt trong hầm sập

Nhóm cứu hộ đã đưa ống nước vào bên trong thành công. Ảnh: Phước Tuấn

Đem ánh sáng điện tới cho 12 người bị kẹt trong hầm sập

Các thợ mỏ đang đào hầm sau khi phía trên đã được gia cố. Ảnh: Phước Tuấn

Đem ánh sáng điện tới cho 12 người bị kẹt trong hầm sập

Nhóm cứu hộ gia cố đường hầm. Ảnh: Phước Tuấn

23h30: Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Phó chủ tịch huyện Lạc Dương cho biết, hiện lực lượng cứu hộ đã có tiến triển mới là nối một dây điện đấu với một bóng đèn nhỏ và luồn thành công qua ống sắt khoan được để đưa qua đầu bên kia cho mọi người có ánh sáng. Đầu bên kia hầm cũng đã khoan được 21 m, và phía đỉnh đồi cũng đã tiến hành.

Đem ánh sáng điện tới cho 12 người bị kẹt trong hầm sập

Đưa ống vào bên trong để bơm nước ra ngoài. Ảnh: Phước Tuấn.

23h15: Lực lượng cứu hộ đã thông được ống nước vào trong khu vực hầm sập. Thông tin này khiến hàng chục người có mặt thét lên vui mừng bởi trước đó hệ thống gặp sự cố khiến nước không thoát ra ngoài.

Ngay sau đó, máy bơm nhanh chóng được gắn vào hệ thống đường ống, chuẩn bị bơm nước ra ngoài. Không khí trong hầm rất khẩn trương, mỗi người một nhiệm vụ khác nhau.

Gần đó, 4 thợ mỏ đã bắt đầu đào sâu hơn ở đường hầm ngách. Thời tiết trong hầm dù ấm hơn ngoài trời nhưng vẫn lạnh cắt da cắt thịt. Tuy nhiên, mọi người vẫn dùng dụng cụ thô sơ bằng tay.

22h30: Anh Trần Văn Ninh, cán bộ Trung tâm cứu hộ Vinacomin cho hay: "Chúng tôi đã đào được 2 mét hầm, các nạn nhân vẫn được tiếp thức ăn. Nhìn cảnh này chúng tôi rất thương xót và hạ quyết tâm phải hoàn thành nhiệm vụ cho bằng được để đưa mọi người ra ngoài".

Đã xuyên thủng mũi khoan thứ hai bơm nước trong hầm ra ngoài

Cứu hộ đang dốc hết sức trong đường hầm. Ảnh: Phước Tuấn

22h20: Anh Nguyễn Văn Quân (quê Hà Tĩnh) có em ruột bị kẹt trong hầm. Anh cho biết vừa nói chuyện với em trai qua đường ống truyền thức ăn. "Nó bảo rằng nước ở trong đó dâng cao lắm, mọi người vẫn ngồi trên những máy móc có sẵn ở khu hầm sập. Nó còn bảo mọi người rất lạnh, cần quần áo mặc".

Anh Quân còn cho biết, người em mình có nhắn ra rằng: "Cứ bơm nước ra và đưa thức ăn vào trong này là tụi em OK, anh đừng lo".

Đã xuyên thủng mũi khoan thứ hai bơm nước trong hầm ra ngoài

Ngấu nghiến nhai bánh lót dạ, anh Quân không rời mắt khỏi cửa hầm. Ảnh: Phạm Duy

22h10: Trong lần liên lạc với bên ngoài trước đó, các nạn nhân cho biết sức khỏe tốt nhưng mực nước lên khoảng 1,4 m khiến họ lo lắng. Hiện mọi người vẫn đang ngồi trên các thiết bị công trình bên trong hầm.

Ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Theo tính toán của lực lượng cứu hộ, nếu nước tiếp tục dâng thì phải mất 24 tiếng nữa mới ảnh hưởng đến tính mạng mọi người. Tuy nhiên, sau khi lỗ khoan thứ hai xuyên thủng và nước được bơm ra ngoài, tôi cho rằng, khoảng một giờ sau, nước sẽ không còn dâng cao".

Hiện lực lượng y bác sĩ của TPHCM đã có mặt tại hiện trường. Các lực lượng khác, trong đó có nhóm cảnh sát cứu hộ - cứu nạn, cảnh sát PCCC TPHCM vẫn đang trên đường đi, dự kiến nửa đêm nay sẽ đến nơi.

Đã xuyên thủng mũi khoan thứ hai bơm nước trong hầm ra ngoài

Lực lượng cứu hộ tính toán đào ngách mới ở chỗ đất nguyên thủy để tiếp cận nạn nhân, thay vì đào ở chỗ sụp xuống. Ảnh: Phước Tuấn.

22h00

Đã xuyên thủng mũi khoan thứ hai bơm nước trong hầm ra ngoài

Tốp khác vẫn cấp tập thực hiện công tác gia cố hầm. Ảnh: Phạm Duy

Đã xuyên thủng mũi khoan thứ hai bơm nước trong hầm ra ngoài

Máy bơm được đưa vào vị trí lỗ khoan, hút nước ra ngoài. Ảnh: Phạm Duy.

Đã xuyên thủng mũi khoan thứ hai bơm nước trong hầm ra ngoài

Khơi thông dòng chảy cho nước trong hầm thoát ra. Ảnh: Phạm Duy.

21h45: Có mặt tại hiện trường chỉ đạo trong đêm, ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện sức khỏe của các nạn nhân vẫn ổn nhưng họ cho biết rất lạnh.

"Tối nay, khi các máy khoan từ TPHCM được chuyển lên, lực lượng cứu hộ sẽ khoan một mũi từ trên đỉnh đồi xuống. Lỗ khoan sẽ sâu 70 m, rộng hơn một mét. Khi khoan xong sẽ nhồi nhét quần áo cho các nạn nhân chống lại cái lạnh, sau đó mới tính phương án đưa ra ngoài", ông Yên nói.

20h30: Lực lượng cứu hộ tại hiện trường đã khoan thủng lỗ thứ hai rộng khoảng 6 cm xuyên sâu vào trong chừng 30 m tính từ cửa chính của hầm. Nước đã được bơm ra ngoài. Đầu hầm còn lại phía bên kia, lực lượng cứu hộ cho biết đã khoan được 16 m trong số 60 m. Lỗ khoan này từ giờ đến khoảng nửa đêm sẽ thông.

19h30, theo thông tin của đội cứu hộ, hiện tại có một công nhân đang có dấu hiệu ngạt thở.

Đội cứu hộ đang triển khai hai mũi khoan từ hai đầu hầm trở lại vị trí gặp nạn. Mũi khoan của đội cứu hộ từ cuối đường hầm ngược lại ví trí công nhân gặp nạn có nhiều thuận lợi hơn.

Theo nhận định của lực lượng cứu hộ, nếu mũi khoan này không gặp phải đá thì sẽ nhanh chóng đưa được không khí tới chỗ công nhân gặp nạn và chuyển bớt nước ra bên ngoài.

18h50, lần liên lạc mới nhất với các nạn nhân bên trong ghi nhận, mọi người vẫn ổn. Mỗi buổi, lực lượng phía ngoài sẽ truyền cháo, sữa... cho các nạn nhân 2-3 lần. "Do trao đổi qua đường ống nhỏ chừng 30 cm nên đầu bên ngoài chỉ nghe tiếng được tiếng không. Những tiếng mà mọi người hay nhận được là khỏe, lạnh, đói...", ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng thông tin.

18h05, ông Nguyễn Duy Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết hiện các lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương làm hầm chữ A bằng gỗ tròn cao khoảng 1 mét để đưa đất ra. Tuy nhiên, công tác này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do đất nhão, nhiều cát đá nên tiến độ rất chậm.

17h30, có hơn 5 công nhân luôn tất bật tại nhà bếp dã chiến, chuẩn bị thức ăn cho 12 người còn mắc kẹt trong hầm. Họ là những người cùng tổ làm việc với các nạn nhân. Theo kế hoạch, mỗi ngày họ sẽ 5 lần tiếp tế thức ăn gồm sữa, cháo gà, vịt... vào trong cho các nạn nhân, thông qua đường dẫn khí oxy. Sau đó, những người ở ngoài sẽ bơm, tạo lực đẩy thức ăn vào trong. Mỗi công nhân đều có một mũ bảo hộ nên họ sẽ dùng làm bát ăn cho mình.

16h45, theo thông tin mới nhận được, hiện nay mực nước bên trong hầm nơi các nạn nhân mắc kẹt đã dâng cao hơn 1,3 mét. Càng về chiều tối thời tiết Đà Lạt càng lạnh.

Nhóm bác sĩ của BV Chợ Rẫy, TPHCM bao gồm 3 bác sĩ và 1 xe cấp cứu với đầy đủ dụng cụ đã nhận lệnh lên đường trực chỉ Lâm Đồng sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu các nạn nhân.

Tại hiện trường, nhà chức trách tiếp tục đưa thêm máy chuyên dụng vào trong hầm cứu nạn, bơm nước.

16h, Thở những hơi mệt mỏi khi nằm trong trung tâm y tế dã chiến ở hiện trường, chị Phan Thị Hoa - vợ anh Trương Tuấn Việt (một trong 12 người đang mắc kẹt trong hầm) cho biết, sáng hôm qua gia đình hay tin nơi làm việc của anh Việt xảy ra sự cố, chị lập tức gọi điện cho anh nhưng không thể liên lạc.

Khi biết chính xác chồng và 11 đồng nghiệp còn kẹt trong hầm sâu, chị không thể thở được. Nhờ người nhà chăm sóc 2 con nhỏ, chị tức tốc cùng anh trai của chồng vào Lâm Đồng nhưng họ không mua được vé máy bay, phải chờ đến tận sáng nay. "Anh ấy vừa vào Nam làm được một tháng nay thôi", chị Hoa rơi nước mắt.

Vì quá căng thẳng và lo lắng cho tính mạng chồng, chị Hoa suy sụp không thể đứng vững khiến lực lượng y tế phải hỗ trợ nhiều giờ.

Lực lượng hùng hậu từ Sài Gòn chi viện giải cứu 12 nạn nhân

15h30, trao đổi qua điện thoại, Đại tá Lê Tấn Bửu - Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM - cho biết đã cử 45 cán bộ chiến sĩ cùng 2 xe cứu hộ chuyên nghiệp, 1 xe hậu cần chiến đấu, 1 xe chở quân do Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng - Phó giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM chỉ huy đến Lâm Đồng tham gia cứu nạn. Tổ công tác này đã xuất phát lúc 15h hôm nay.

15h, ông Đỗ Viết Phong - Đội phó Lữ đoàn công binh Quân khu 7 - cho biết hiện tại lực lượng cứu hộ dùng mọi phương tiện, con người để bơm nước từ trong hầm ra ngoài.

"Vì nước mỗi ngày một dâng cao, đe dọa tính mạng 12 nạn nhân. Sau đó mới tính đến chuyện mở đường để vào tiếp cận các công nhân", ông Phong nói.

14h30, trả lời các phóng viên, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết chưa cần thiết mời cứu hộ nước ngoài, vì lực lượng công binh đã có kinh nghiệm ứng cứu trong các trường hợp thế này.

Tuy nhiên, nhà chức trách cũng đã huy động lực lượng và phương tiện của Cảnh sát PCCC TP.HCM, các chuyên gia đào hầm ở Quảng Ninh chi viện.

14h, anh Trương Việt Hưng (quê Hà Nam, anh của công nhân Trương Tuấn Việt, người thân đầu tiên của các nạn nhân có mặt tại hiện trường) cho biết ngay sau khi đọc được thông tin từ báo chí, mọi người gọi điện cho anh Việt nhưng không được. Ngay lập tức, anh cùng một người trong gia đình nhanh chóng vào Lâm Đồng để nghe ngóng thông tin.

"Qua báo chí, gia đình biết em trai cùng 11 người đang mắc kẹt trong hầm vẫn còn sống. Tuy nhiên, việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn nên tôi rất hoang mang, lo lắng. Những người thân thức trắng đêm ở quê nhà để cập nhật thông tin về các nạn nhân. Cầu trời cho mọi người được bình an", anh Hưng tâm sự.

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

Anh Hưng (trái) từ Hà Nam vào Lâm Đồng để theo dõi công tác cứu nạn.

13h30, các đội cứu hộ tiếp tục làm việc. Hiện phía trước miệng hầm đã khoan được khoảng 30 mét. Trưa nay, qua đường ống nhỏ, các công nhân bên trong vẫn được tiếp tế nước uống, sữa. Tuy nhiên việc liên lạc qua đường ống này gặp nhiều khó khăn nên nhà chức trách đang tìm cách đưa thiết bị liên lạc chuyên dụng vào.

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

Đội cứu hộ tiếp tục vào hầm. Ảnh: Khải Hoàng.

13h, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đến hiện trường nghe các đơn vị báo cáo vụ sập hầm và bàn các kế hoạch cứu hộ tiếp theo, nhanh chóng đưa các nạn nhân ra ngoài.

12h30, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, ông Nguyễn Xuân Tiến cho biết ngay sau khi dùng cơm trưa xong, các lực lượng cứu hộ tiếp tục được đưa vào hầm để làm việc.

Theo nhà chức trách, trên đỉnh đồi nơi hầm sập xuất hiện 2 hố có đường kính 4 m, sâu 2 m và hố 15 m sâu 10 m. Hàng nghìn m3 đất đá từ 2 hố này ập xuống khiến các công nhân mắc kẹt.

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

Lực lượng cứu hộ ăn vội cơm để tiếp tục làm việc. Ảnh: Khải Hoàng.

Danh sách các công nhân bị nạn:

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

12h, theo phóng viên tại hiện trường, lực lượng cứu hộ đang chia thành 2 nhóm. Một nhóm tiến hành đào đất ở cửa miệng hầm để tiếp cận nạn nhân. Nhóm còn lại huy động máy khoan đá chuyên dụng để khoan phía sau hầm cho nước bên trong thoát nhanh.

Ở xung quanh khu vực cứu hộ, lực lượng chức năng tiến hành cho dựng lán trại hậu cần vì dự kiến công tác cứu hộ sẽ kéo dài.

11h30, anh Nguyễn Văn Tuấn, công nhân của Công ty Cổ phần Sông Đà 505, là người đã thoát chết trong gang tấc trong vụ sập hầm, cũng đang tham gia cứu hộ các đồng nghiệp. Anh kể: "Tôi đang đi sau chiếc xe máy đào thì bất ngờ nghe tiếng đất đá đổ ầm xuống. Ngay lập tức tôi quay đầu chạy thục mạng ra ngoài gọi mọi người đến cứu".

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

Máy khoan đá chuẩn bị đưa vào hầm. Ảnh: Khải Hoàng.

Theo thông tin từ anh Tuấn, trên thực tế kíp làm việc có 15 người nhưng lúc đó chỉ mới có 12 người vào trong, anh và 2 người đi phía sau nên chạy ra được.

"Lúc đó, trên công trường, ngoài 3 người chạy ra được thì có 2 công nhân đau chân nằm trong lán. Chúng tôi chạy ra kêu cứu rồi chạy vào định cứu người, lúc này hầm vẫn chưa bị lấp kín, vẫn còn có thể nhìn thấy được bên trong. Tuy nhiên sau đó, đất đá tiếp tục đổ xuống. Khoảng 1 giờ sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng cứu hộ mới đến hiện trường", anh Tuấn kể tiếp và cho biết từ hôm qua đến giờ anh chưa chợp mắt được phút nào.

"Khi nghe các đồng nghiệp còn sống tôi mừng như phát điên lên. Cầu trời cho họ sớm được đưa ra an toàn", anh Tuấn nói.

11h10, ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng vừa tiến hành họp với lực lượng cứu hộ tại lán trại phía ngoài miệng hầm thủy điện.

Theo lực lượng cứu hộ, hiện nước ở vị trí đào ngập khoảng 25 cm. Nếu tiếp tục khoan đào sẽ rất nguy hiểm, có thể gây sập hầm tiếp. "Vì vậy, bây giờ cần đưa máy bơm và hút nước ra ngoài", một nhân viên cứu hộ nói.

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

Các y bác sĩ túc trực tại hiện trường. Ảnh: Khải Hoàng.

11h, bên ngoài có hàng trăm người dân, thân nhân các nạn nhân đứng ngóng tin từ đội cứu hộ. Nhiều người rất lo lắng cho số phận của người thân.

Ông Ngô Việt Quang - Chủ tịch hội đồng thành viên công ty nhôm Lâm Đồng, đơn vị tham gia cứu hộ - cho biết hiện các đơn vị cứu nạn đã lên khu vực đỉnh đồi và không thấy có dấu hiệu sụt lún từ phía trên nên lực lượng chức năng thống nhất phương án đào hầm hình chữ A để tiếp cận nạn nhân.

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

Lực lượng cứu hộ đang tiếp cận hiện trường. Bên trong hầm nước đang dâng cao. Ảnh: Khải Hoàng.

10h30, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Phó chủ tịch huyện Lạc Dương cho biết, so với hôm qua phương án dùng thanh sắt kè chống sập thì hôm nay đã thay đổi bằng cây thông. "Khi cứu hộ đào đến đâu sẽ kè đến đó. 40 m3 gỗ thông được dùng để kè chống sập", ông Kỳ nói.

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

Lực lượng cứu hộ đang tiếp cận hiện trường. Bên trong hầm nước đang dâng cao. Ảnh: SGGP.

10h, các công nhân bị nạn trong hầm thông báo nước trên trần hầm nhỏ xuống rất nhiều, nước bên dưới thì dâng lên gần 1 mét, mọi người đang co ro trên giàn giáo để chống lại cái lạnh.

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

Trong hầm sũng nước. Ảnh: Người lao động.

Trong khi đó, bên ngoài miệng hầm, hơn 100 người đang chia thành nhiều nhóm thay phiên nhau tiếp thế thức uống, sữa vào bên trong và tổ chức đào hầm chữ A vòng qua khu vực sạt lở để tiếp cận nạn nhân.

Các chuyên gia có mặt tại hiện trường cũng cho biết với tình hình hiện tại công việc trước mắt là phải tổ chức hút nước bên trong ra ngoài, sau đó mới tiến hành đào đất.

9h30, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, ông Nguyễn Xuân Tiến đến hiện trường để theo dõi, đôn đốc cứu hộ. Ông Tiến cho biết bằng mọi cách phải đưa các công nhân ra ngoài trong ngày hôm nay, tránh mọi rủi ro. Cũng theo ông, trưa nay, Bộ trưởng Xây dựng và Công thương sẽ có mặt tại hiện trường.

Tuy nhiên, theo một đơn vị tham gia cứu hộ, hiện nay công tác đào đất gặp nhiều khó khăn vì làm thủ công, vị trí bị sập nằm rất sâu, hàng chục mét. Có thể 2 ngày mới có thể giải cứu các nạn nhân.

Nhiều phóng viên đề nghị được đi theo đội cứu hộ vào hầm nhưng bị từ chối vì theo nhà chức trách khu vực này rất nguy hiểm.

9h, thượng tá Phạm Phú Ty - Phó trưởng công an huyện Lạc Dương - cho biết: "Do địa chất ở đây phức tạp, chúng tôi đã tiến hành đưa mũi khoan vào sâu trong hầm để mở đường, nhưng hiện mũi khoan đã mắc kẹt trong đá. Do đó lực lượng chức năng đề ra phương án đào hầm cóc hình chữ A để tiếp cận nạn nhân".

Nước ngập đến đầu gối 12 nạn nhân co ro vì lạnh

Ông Ty thông báo tình hình với các phóng viên. Ảnh: Khải Hoàng.

Từ bên trong, các công nhân thông báo qua ống nối rằng mọi người vẫn sống, đang chờ lực lượng đến cứu, nhưng tâm lý khá căng thẳng, không có ai bị thương.

Một công nhân tham gia ứng cứu cho hay, qua quá trình trao đổi, 12 người trong hầm cho biết nước đang ngập tới đầu gối, trời lạnh và đang rất rét. Họ đang ngồi trên một gác xép nhỏ.

8h35 sáng 17/12, các máy khoan lớn được di chuyển từ trong hầm thủy điện ra ngoài để tạo khoảng không cho lực lượng công binh đào đoạn hầm bị sập. Lượng bùn nhão, đất đá, sắt thép được đào sẽ bỏ lên xe di chuyển ra ngoài.

Phương án giải cứu 12 công nhân kẹt trong hầm thủy điện sáng nay là tiếp tục gia cố đường hầm chống sập thêm, khoan một lỗ mới vào bên trong hầm nhằm tạo đối lưu không khí. Lực lượng công binh sẽ đào sâu vào đoạn hầm bị sập theo hình chữ A.

8h sáng 17/12, trời bắt đầu mưa lất phất, thời tiết lạnh nhưng không khí cứu hộ rất khẩn trương. Nhiều vật dụng được đưa vào hầm thủy điện phục vụ cứu hộ. Hàng trăm cây thông được đưa đến trong đêm để dùng làm kè gia cố đường hầm chống sập thêm.

29 cán bộ chiến sĩ thuộc lữ đoàn công binh 25 (Quân khu 7) đã có mặt tại hiện trường cứu hộ cứu nạn 12 nạn nhân đang mắc kẹt trong hầm thủy điện.

Công binh chuẩn bị đào hầm cứu 12 người kẹt

Xe chở lực lượng công binh vào trong hầm. Ảnh: Phước Tuấn (Vnexpress.net).

3h sáng ngày 17/12, nhóm kỹ thuật đưa các nẹp gỗ vào bên trong hầm để gia cố vách hầm, đảm bảo an toàn cho lực lượng cứu hộ cứu nạn trong quá trình đào đất, khoét lỗ cho công nhân chui ra. Một kỹ sư của Công ty Sông Đà cho biết, với tiến độ này, trong buổi sáng nay sẽ đưa được các công nhân gặp nạn ra bên ngoài.

2h sáng ngày 17/12, khu vực hầm thủy điện vẫn rền rền tiếng máy khoan. Nhiệt độ lúc này tại huyện Lạc Dương là khoảng 14 - 15 độ C. Nhóm cứu hộ vẫn đang hối hả làm việc, bằng mọi cách cứu các công nhân đã phải ngâm nước suốt hơn 20 giờ, kể từ lúc sập hầm. Nhóm cứu hộ bên trong cho hay, các công nhân mắc kẹt báo ra: "Chúng tôi đã nhận được cháo rồi".

00h10 ngày 17/12, trời lại đổ mưa. Thời tiết ở khu vực miền núi đang rất lạnh, nhiệt độ chỉ khoảng 15 độ C. Phía trong hầm có vẻ ấm hơn, khoảng 10 người vẫn đang nỗ lực khoan, hết tốp này đến tốp khác vào thay.

Trao đổi với báo chí, Đại tá Hoàng Công Thạo, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện lực lượng cứu hộ đã cung cấp oxy và nước uống đầy đủ cho 12 người mắc kẹt bên trong. Qua trao đổi, họ khẳng định sức khoẻ đã ổn định.

"Chúng tôi tiếp tục gia cố đường hầm để tránh nguy cơ tiếp tục sập. Khi nào cảm thấy chắc chắn sẽ tiến hành đào hầm để đưa các nạn nhân ra ngoài. Khả năng hoàn thành nằm ngoài dự đoán nhưng chúng tôi sẽ làm việc hết sức có thể. Thời gian lúc này là vô cùng quý báu", ông Thạo nói.

Vụ sập hầm Truyền sữa ứng cứu 12 người kẹt trong hầm thủy điện

Đại tá Hoàng Công Thạo liên lạc qua điện thoại với lực lượng phía ngoài miệng hầm thủy điện. Ảnh: Phước Tuấn/Vnexpress

Vụ sập hầm Truyền sữa ứng cứu 12 người kẹt trong hầm thủy điện

Bên trong hầm. Ảnh Phước Tuấn/Vnexpress

Vụ sập hầm 12 công nhân vẫn an toàn

Bình khí để bơm vào bên trong cho các nạn nhân đủ oxy thở. Ảnh: Phước Tuấn/Vnexpress.

Vụ sập hầm 12 công nhân vẫn an toàn

Lực lượng cứu hộ áp sát tai vào đường ống thông khí để nghe nạn nhân bên trong nói. Ảnh: Phước Tuấn/Vnexpress.

23h30, có mặt bên trong đường hầm ngay vị trí sập, phóng viên ghi nhận, đường vào hầm lầy lội, ngập nước. Đèn công suất lớn được mở rất sáng phục vụ cho công tác cứu hộ. Lực lượng y tế túc trực để sẵn sàng bơm oxy vào bên trong.

Có khoảng 20 người đang trực tiếp chuyển sửa và lương khô cho 12 người bên trong ăn. Những người này cũng đang khoan gia cố chống hầm tiếp tục sập, đồng thời bơm hút nước từ bên trong ra ngoài.

"Phải đợi đến khi lực lượng công binh có mặt đào khối bùn nhão, đất đá, sắt theo ra và đưa ống phi vào thì số người mắc kẹt mới được giải thoát", một người tham gia cứu hộ nói.

Vụ sập hầm 12 công nhân vẫn an toàn

Truyền sữa vào bên trong. Ảnh: Phước Tuấn/Vnexpress.

22h30, qua liên lạc với bên ngoài, mọi người ở bên trong cho biết hiện tất cả đều khỏe mạnh nhưng rất đói. Phía ngoài, lực lượng cứu hộ đã chuyển được 12 cây xúc xích cùng với sữa vào tiếp ứng.

Vụ sập hầm 12 công nhân vẫn an toàn

Mang sữa tiếp tế cho 12 nạn nhân mắc kẹt trong hầm sập. Ảnh: Phước Tuấn/Vnexpress.

22h15, trưởng Công an huyện Lạc Dương, ông Vũ Tuấn Anh cho biết, hiện đã xác định được 12 công nhân vẫn còn sống trong vụ sập hầm thủy điện sáng nay.

21h30, hiện công tác đào đất đang được tiến hành với tốc độ 2m/h.

21h25, lực lượng cứu hộ cũng sẽ bơm sữa vào theo đường ống dẫn khí do lo lắng các nạn nhân bị kiệt sức vì thời gian mắc kẹt quá lâu.

20h40, cơ quan chức năng đang tìm cách đưa 2 điện thoại chuyên dụng vào cho các nạn nhân bị kẹt trong hầm để liên lạc với Ban chỉ huy bên ngoài."Chúng tôi đang tiếp tục đào và gia cố đường hầm để cố gắng đưa người bị nạn ra ngoài sớm nhất có thể", ông Phạm Đình Hiếu - Chỉ huy trưởng công trình thuỷ điện cho biết.

20h10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi công điện khẩn yêu cầu các đơn vị chức năng tập trung toàn bộ lực lượng tổ chức cứu nạn sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo.

20h00, ông Phạm Triều, Phó chủ tịch huyện Lạc Dương cho biết, đến 19h40, sâu 26m, mũi khoan đã xuyên thủng vào bên trong. "Qua đường ống khí, phía ngoài đã nghe được tiếng nói của người bên trong vọng ra", ông Triều cho biết.

19h00, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng - Đoàn Văn Việt cho biết, công tác tìm kiếm các nạn nhân sẽ kéo dài suốt đêm.

Vụ sập hầm Công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn

Ảnh: Quốc Dũng

17h30, theo đại tá Thạo, việc cứu hộ đang khẩn trương nhưng gặp nhiều khó khăn. "Không khí bên trong rất ngột ngạt, nước trong hầm rỉ xuống rất nhiều gây khó khăn cho công tác cứu hộ", ông nói.

17h, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng đưa một hệ thống máy phát điện và hệ thống chiếu sáng phục vụ toàn khu vực. Hiện, mưa nặng hạt hơn, gió rất mạnh. Cả khu vực hiện trường rộng nghìn mét có rất nhiều phương tiện chuyên dụng phục vụ việc cứu hộ. Công ty Cổ phần Sông Đà 10 vừa điều máy khoan đá vào hiện trường theo lệnh của Chủ tịch tỉnh.

16h40, Chủ tịch UBND xã Lát, nơi xảy ra vụ sập hầm cho biết, công tác cứu hộ vẫn chưa đem lại kết quả dù rất khẩn trương.

15h40, hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương khoan đưa đường ống để bơm oxy vào bên trong. Ông Phạm Đình Hiểu, chỉ huy trưởng công trình hầm thủy điện nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo, cho biết, ống khoan dẫn khí vào bên trong đã bị tắc nên không thể đưa không khí vào bên trong. Hiện một máy khoan công suất lớn đã được đưa tới hiện trường vụ sập đất để tiến hành khoan đưa không khí vào.

Hiện trời mưa rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cứu hộ, các xe chở dụng cụ cứu hộ vào hiện trường gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm này vẫn chưa có tín hiệu nào của 12 công nhân gặp nạn truyền ra ngoài.

15h25, ông Huỳnh Ngọc Cảnh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết nguyên nhân ban đầu có thể do địa chất yếu làm sập hầm.

14h30, hầm thủy điện bị sập âm dưới mặt đất 70 m, hầm cao 5 m, ngang 4 m. Lực lượng tham gia công tác cứu hộ cứu nạn tại hiện trường là hơn 150 người. Trong đó đội ngũ trực tiếp khoan đường hầm khoảng 60 người, được chia làm 3 tốp, thay phiên nhau khoan.

Hiện vẫn chưa xác định được số người bị thương vong cũng như nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.

12h20, lực lượng cứu hộ đã thông được 1 lỗ có chiều dài khoảng 10 mét để đưa không khí vào bên trong. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn cũng đang tìm kiếm vị trí rò rỉ nước mưa từ phía trên xuống để kịp thời có biện pháp ngăn chặn.

Phương án cứu hộ được đưa ra đó là dùng ống sắt có đường kính 60cm để đưa vào hút đất đá đồng thời để các nạn nhân theo ống sắt chui ra ngoài. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại ống sắt này vẫn chưa đưa vào được.

Sập hầm thủy điện Chưa đưa được không khí vào trong

Lực lượng cứu hộ đang tiếp cận bức tường đất tìm cách đưa các nạn nhân ra ngoài.

Trong khi đó, ông Phạm Đình Hiểu, chỉ huy trưởng công trình hầm thủy điện nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo, cho biết, ống khoan dẫn khí vào bên trong đã bị tắt nên không thể đưa không khí vào bên trong. Hiện một máy khoan công suất lớn đã được đưa tới hiện trường vụ sập đất để tiến hành khoan đưa không khí vào.

Vụ sập hầm Chưa đưa được không khí vào trong

Một ống sắt được đưa đến để đưa vào cứu các nạn nhân

Vụ sập hầm Chưa đưa được không khí vào trong

Đưa bình ô xy đến để bơm vào trong hầm

Dường như phương án này gặp phải khó khăn, lực lượng cứu hộ đang tìm ra phương án tối ưu khả thi nhất. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tiếp tục huy động tăng cường cho lực lượng quân cũng đội công tác cứu hộ.

Vụ việc xảy ra lúc 7h ngày 16/12 tại công trình nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (tại thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).

Sập hầm thủy điện đang thi công 11 người đang mắc kẹt

Thông tin ban đầu cho biết vào thời điểm sập hầm có 12 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc bên trong hầm.

Địa điểm sập cách cửa hầm khoảng 400-500m, diện tích hầm bị sập khoảng 6m2 với hàng trăm mét khối đất đá. Theo Ban Chỉ huy công trình, có khoảng 12 công nhân đang bị mắc kẹt bên trong và chưa xác định được mức độ thương vong.

Sập hầm thủy điện đang thi công 11 người đang mắc kẹt

Đưa bình dưỡng khí vào bên trong hầm thủy điện.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã điều động một lực lượng hùng hậu tới hiện trường để tìm kiếm cứu nạn. Đến trưa cùng ngày, lực lượng chức năng đang tích cực tìm cách đưa ôxy vào trong, đồng thời khẩn trương gia cố, ổn định vị trí bị sập để giải cứu các nạn nhân. Do vị trí sập cách xa cửa hầm và hiện đang có mưa nên công tác cứu hộ gặp khó khăn.

Sập hầm thủy điện đang thi công 11 người đang mắc kẹt

Lực lượng chức năng có mặt ở hiện trường để giải cứu các nạn nhân mắc kẹt.

Công trình thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo được khởi công từ năm 2003 với tổng công suất 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kWh với tổng mức đầu tư hơn 475 tỉ đồng. Dự án do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Sông Đà 505 là đơn vị thi công.

Theo Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X