Hotline 24/7
08983-08983

Đau xương vì béo

Thừa cân béo phì (TCBP) là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường …

Trong đó, hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.

Tình trạng TCBP đã và đang trở thành một nguy cơ của sức khỏe. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tình trạng này đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây nhất là ở trẻ em bên cạnh một số lượng không nhỏ các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.

Đau nhức xương khớp

Ảnh hưởng của béo phì bộc lọ ngay từ khi còn nhở như đi lại chậm chạp hơn, thượng bị bạn bè cùng lứa chế giễu, làm cho trẻ béo phì ngại tiếp xúc hơn và hay chơi một mình. Hậu quả là làm trẻ hạn chế giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, ứng xử kém và hoạt động nhóm kém. Mặt khác, với trọng lượng quá cao so với sức chịu đựng còn non yếu của hệ cơ xương khớp nên trẻ thường kêu đau mỏi xương khớp nhất là khớp gối, vùng thắt lưng.

Một số trường hợp khớp bị biến dạng như chân chữ X hay chữ O, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn cho hoạt động. Một bệnh lý khác cũng gặp nhiều ở người thừa cân và béo phì đó là hiện tượng trượt điểm cốt hóa ở đầu trên xương đùi gây nên tình tạng đau khớp và biến dạng hớp, kiểu khớp háng xoay vào trong. Về lâu dài, đây là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp háng sớm và nặng.

TS. Đào Hùng Hạnh, BV Bạch Mai cho biết: Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn nhất là vùng lưng, khớp hang, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thừa cân và béo phì được coi là yếu tố bảo vệ cho quá trình loãng xương vì qua các nghiên cứu cho thấy mật độ xương ở những người béo cao hơn so với những người bình thường.

Tuy nhiên người béo phì thường ít phơi nắng, ít hoạt động ngoài trời, ít vận động. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng của xương. Nếu tăng axit uric kéo dài có thể gây bệnh gút, biểu hiện bằng viêm khớp cấp tính các khớp chủ yếu ở chi dưới, tái phát nhiều lần. Nếu có bệnh đái tháo đường đi kèm thì các triệu chứng đau mỏi cơ xương khớp càng rầm rộ hơn do thoái khớp và do tổn thương thần kinh ngoại biên.

Điều trị béo phì

Mục đích của điều trị thừa cân và béo phì là giảm trọng lượng ở giai đoạn đầu rồi duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý ở giai đoạn sau bằng các biện pháp sau:

- Chế độ ăn giảm calo: Lượng calo cung cấp giảm từ 20-25% so với tuổi và giới, loại trừ các loại đường hấp thụ nhanh và mỡ bão hòa hoặc tương đương với 1.600-1.800 kcal/ ngày. Mục đích là giảm cân từ từ, không quá nhanh, khoảng 2-3kg/tháng.

- Tăng cường hoạt động thể lực: Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, thuận lợi cho lưu thông mạch máu, giúp cho dinh dưỡng khớp và sụn khớp tốt hơn. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên các khớp xương khi vận động. Nên tập luyện tối thiểu 30 phút/ ngày. Những hoạt động thể thao như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu… và các thể thao tập thể như đá bóng, bóng chuyền… nên được khuyến khích và động viên. Các thuốc giảm béo với tác dụng ức chế hấp thụ mỡ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp nặng mà sử dụng các phương pháp trên không kết quả.

Phẫu thuật: Một số trường hợp nặng, không đáp ứng với các biện pháp kể trên, phẫu thuật làm hẹp dạ dày sẽ được đặt ra.
AloBacsi.vn (Theo Đẹp/ BSGĐ)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X