Hotline 24/7
08983-08983

Đại họa rác thải y tế

Theo Tổng cục Môi trường, hiện mỗi ngày, các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước phát sinh khoảng 340 tấn chất thải, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm.

Núi rác thải y tế tại Bắc Ninh được xác định chủ yếu là các loại vật liệu đựng nước cất, thuốc tiêm ống thuỷ tinh.

Dư luận đang dậy sóng về việc rác thải y tế chất cao như núi ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh).  Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã phải ký công văn khẩn yêu cầu xác minh và xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm.

Tuy nhiên, đây không phải là chuyện có thể giải quyết một sớm một chiều…

Theo Tổng cục Môi trường, hiện mỗi ngày, các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước phát sinh khoảng 340 tấn chất thải, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm.

Dự kiến đến năm 2020, tổng lượng rác thải là 800 tấn/ngày. Nếu không được quản lý tốt, lượng rác thải y tế này sẽ gây ra những mối nguy hiểm không nhỏ cho môi trường và sức khỏe con người.

Tử thần giấu mặt

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, hầu hết các rác thải y tế thủy tinh đều bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm.

Những vi khuẩn này để vương vãi lâu ngày sẽ gây ra nhiều loại bệnh dịch ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Có thể thấy rõ trong trường hợp ở Yên Phong, Bắc Ninh, hàng trăm bao tải đựng vỏ chai truyền dịch, các lọ thủy tinh đựng thuốc đã sử dụng… chất thành đống cao như núi.

Hậu quả sẽ thế nào nếu người dân dẫm phải những mảnh thủy tinh chứa không biết bao nhiêu mầm bệnh kia? Và sẽ có bao nhiêu người nơi vùng quê này lại mang trong mình căn bệnh ung thư hiểm nghèo?

Để giảm thiểu rác thải y tế và rủi ro y khoa hiện nay, Bộ Y tế đã ra Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 về quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đã xếp mảnh vỡ thủy tinh là “chất thải lây nhiễm sắc nhọn” loại A trong chất thải nguy hại và lây nhiễm, phải xử lý đặc biệt.

Bên cạnh đó cũng có thông tư hướng dẫn về tiêm an toàn, đầu tư lò đốt hay cấp phép cho các đơn vị trong nước tăng cường đầu tư, nhân rộng sản xuất sản phẩm ống nhựa thay thế mà lâu nay Việt Nam phải nhập khẩu từ Ấn Độ.

Công tác xử lý… cần thời gian

Tuy nhiên, công tác hạn chế rác thải y tế vẫn còn gặp khó vì chi phí đầu tư lò đốt quá đắt, công nghệ mới đưa vào không được Bảo hiểm Xã hội ủng hộ.

Theo các chuyên gia môi trường, xử lý rác thải thủy tinh là việc vô cùng khó khăn và tốn kém. Nó cần phải được đốt ở nhiệt độ từ 8000 đến 1.0000C mới cháy được nhưng sau đó lại vón cục và vẫn không phân hủy được khi đưa ra môi trường.

Ngoài ra, trong khi đốt, rác thải thủy tinh sẽ thải ra nhiều hạt bụi li ti và các hóa chất độc hại như axít clorhidric, dioxin/furan, thủy ngân, chì, hoặc arsenic, cadmium.

Một lò đốt rác thủy tinh nhập từ Mỹ, giá mua khoảng 500 triệu đồng, có thể xử lý 1.000 lít thủy tinh trong vòng 10 giờ, chi phí phải bỏ ra cho lượng rác này là 3,33 triệu đồng.

Nhưng với điều kiện hiện tại của các bệnh viện và cơ sở y tế tại Việt Nam thì đây chắc chắn là một vấn đề không hề nhỏ. Còn về công nghệ đóng gói ống nhựa thay thế, lâu nay vẫn chỉ có Ấn Độ độc quyền phân phối tại Việt Nam.

Hiện nay cũng có một số đơn vị của Việt Nam như Cty CPC1 Hà Nội, Traphaco hay Imexpharm… tiên phong sản xuất và bước đầu được đón nhận rộng rãi tại các bệnh viện. Tuy nhiên, hiện đang bị nhiều rào cản để nhân rộng mô hình.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X