Hotline 24/7
08983-08983

Cứu người phê ma túy làm xiếc trên cao cách nào?

Sau vụ Tống Đình Phương Tú leo lên khung sắt cầu Rạch Cát ở TP Biên Hòa la hét rồi bị tàu lửa tông chết, không ít bạn đọc đặt ra phương án cứu hộ sao cho thành công.

Có mặt trong buổi sáng giải cứu, PV Tuổi Trẻ chứng kiến Tú leo lên khung sắt của cầu Rạch Cát ngồi ca hát, la hét khiến người dân phải báo cơ quan chức năng.

Nhiều người cho rằng, Tú có dấu hiệu chơi ma túy đá và bị "ngáo", không kiểm soát được hành vi. Vì vậy, suốt nhiều giờ, lực lượng công an và cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát PCCC tỉnh Đồng Nai vận động, thuyết phục nhưng Tú vẫn đu người trên cao gần đường dây điện trung thế.

Trước khi bị tàu SNT1 tông chết, một tàu lửa khác đã đi qua được Tú phát hiện nên trèo xuống ôm cứng khung sắt. Khi các lực lượng chuẩn bị đưa xuống thì anh ta lại trèo tít lên cao và… chửi.

Nam thanh niên ngáo đá trèo lên giá đỡ đường dây điện trên nóc cầu Rạch Cát Nhỏ
Nam thanh niên ngáo đá trèo lên giá đỡ đường dây điện trên nóc cầu Rạch Cát Nhỏ

Sau cái chết của Tú, bạn đọc Trần Nam Sơn đặt vấn đề: "Sao không dừng đoàn tàu trong điều kiện có thể?". Hay bạn đọc có tên VN gợi ý: "Sao không nói chuyện với đoàn tàu mà nói chuyện với anh ngáo? Phải bảo đảm tính mạng cho người dân bằng mọi cách rồi phạt sau…".

Nói về vụ việc này, đại tá Chu Văn Liên, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Đồng Nai cho biết: "Lực lượng cứu hộ làm hết mình, hết trách nhiệm. Anh em tập trung cứu hộ, không có chức năng can thiệp với ngành đường sắt. Hơn nữa trong trường hợp này, anh Tú ở trên cao, không phải ở dưới đường tàu".

Theo đại tá Liên, nạn nhân trước đó đã chơi ma túy đá nên bị kích động thần kinh. Dù lực lượng vào tiếp cận, vận động nhiều giờ nhưng khi đến gần thì Tú càng trèo lên gần đường điện.

Lực lượng chức năng liên lạc với ngành điện nhưng đường dây này Đồng Nai không quản lý nên không ai dám cắt.

Cũng theo đại tá Liên, hiện nhiều trường hợp bị tâm thần hoặc chơi ma túy đá sau đó mất kiểm soát đã leo cột điện, cần cẩu, thành cầu… khiến nhiều lực lượng rất vất vả tiếp cận. Nhiều trường hợp lực lượng cứu hộ phải túc trực, đeo bám, yêu cầu gia đình ra vận động họ mới chịu xuống.

Một cán bộ có mặt trong khi cứu hộ ở cầu Rạch Cát nói: "Trời tối. Dưới cầu là sông còn hai bên thành cầu là đường dành cho xe máy nên hầu như các lực lượng chỉ rọi đèn và gọi Tú xuống. Nạn nhân ở trên cao lâu, có thể mệt mỏi nên bất cẩn lúc trèo xuống bị tàu lửa cán".

Vị này kể, tại Đồng Nai đã xảy ra những vụ leo cột phát sóng ở huyện Định Quán, leo cần cẩu ở phường Bửu Long (TP Biên Hòa), lực lượng cứu hộ mang phương tiện tác chiến (phao, cần cẩu…) đến tìm cách cứu họ.

Những người bị bệnh tâm thần, hoặc "phê" ma túy đã mất kiểm soát cứu hộ vừa vận động, vừa chờ có khi kéo dài cả ngày.

Vị này nói: "Tôi nghĩ khi tổ chức cứu hộ ngoài các phương tiện giải cứu phải có một chỉ huy tổng lực tại chỗ, quyết đoán".

Theo M.H Tuổi trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X