Hotline 24/7
08983-08983

Chiến thuật ''tằm ăn dâu'' của Trung Quốc

Cần tăng cường đưa các đội tàu cá ngư dân ra biển Đông và biển Hoa Đông.

Từ năm 2008, TQ đã tăng cường đưa các tàu quân sự, tàu hải cảnh và tàu chấp pháp đến biển Đông và biển Hoa Đông. Báo chí quốc tế gọi các hành động nhỏ của TQ là chiến thuật cắt lát (salami slicing) hay chiến thuật "tằm ăn dâu".

Trong bài viết trên tạp chí The National Interest của Mỹ ngày 24/11 (giờ địa phương), chuyên gia Robert Haddick ở Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ nhận định chiến thuật cắt lát của TQ chưa đủ mạnh để khơi mào chiến tranh nhưng có thể tích tiểu thành đại, mang lại kết quả thay đổi sách lược có lợi cho TQ.

Ông đề xuất các nước có tranh chấp với TQ ở biển Đông và biển Hoa Đông có thể triệt tiêu chiến thuật cắt lát của TQ bằng sáu biện pháp:

- Tăng cường các đội tàu cá ở biển Đông và biển Hoa Đông: Các nước có tranh chấp nên xem đây là mục tiêu an ninh quốc gia ưu tiên và có chính sách hỗ trợ ngư dân. Mục đích nhằm tạo đối trọng với tàu cá TQ, tránh tình trạng để biển trống cho ngư dân TQ.

- Tăng cường các đội tàu cá của ngư dân cũng là lý do để tăng cường tàu cảnh sát biển. Các nước lớn trong khu vực như Mỹ, Ấn Độ, Úc có thể hỗ trợ tài chính cho biện pháp này.

Hoạt động bồi đắp trái phép của TQ ở Gạc Ma (quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Ảnh: AFP-JIJI

- Tăng cường năng lực cảnh sát biển: Tăng ngân sách cho cảnh sát biển là cách nhanh nhất để cải thiện năng lực thực thi pháp luật biển. Khi có biến cố xảy ra trên biển, cộng đồng quốc tế sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với các nước nhỏ hơn.

- Các cơ quan hàng hải (dân sự lẫn quân sự) của Mỹ, của các đối tác và đồng minh Mỹ trong khu vực nên tăng cường chia sẻ thông tin, giao lưu sĩ quan và huấn luyện chung. Trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm tác chiến và thực hành là cách thức ít tốn kém nhất để gia tăng năng lực hàng hải.

- Mỹ cùng các đối tác và đồng minh nên thiết lập hệ thống chia sẻ thông tin tình báo hàng hải theo thời gian thực. Mục đích nhằm nắm được toàn cảnh tình hình hàng hải, từ đó dễ dàng đưa ra phản ứng phối hợp đa phương.

- Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, của các đối tác và đồng minh phải chuẩn bị quy trình công việc của từng nước khi đưa ra phản ứng đa phương. Mục đích nhằm quản lý biến cố trên biển nhịp nhàng và hiệu quả, ngăn ngừa đối phương tận dụng khủng hoảng gây bất lợi khác.

- Mời thêm nhiều nước khác (trừ TQ) trong khu vực tham gia các biện pháp kể trên. Có nhiều nước tham gia sẽ gia tăng nguồn lực, tính hợp pháp và chính đáng cho nỗ lực bảo vệ lợi ích hàng hải.

Chuyên gia Robert Haddick nhận định hỗ trợ tàu cá của ngư dân và tàu cảnh sát biển là cách thức nhanh nhất và ít tranh cãi nhất để các nước có tranh chấp biển với TQ củng cố năng lực thực thi pháp luật biển và hiện diện thường trực ở vùng biển tranh chấp.

Ông cho rằng Mỹ chỉ cần sử dụng nguồn lực vừa phải cũng vẫn có thể giúp đỡ các nước có tranh chấp xây dựng năng lực thực thi pháp luật biển nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn xung đột.

Theo Thạnh Anh - Pháp luâth TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X