Hotline 24/7
08983-08983

Cảnh trục vớt Su-22 sẽ được truyền trực tiếp về BTL Cảnh sát biển

Hôm nay (19/4), công tác tìm kiếm và trục vớt các mảnh vỡ của 2 máy bay Su-22 gặp nạn sẽ được tiếp tục.

13g35, thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn - Phó tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân cho biết đến thời điểm này các tàu có thiết bị quét, dò tìm kim loại vẫn chưa phát hiện thêm chi tiết nào của hai máy bay Su-22.

Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết thêm, lực lượng tìm kiếm máy bay Su-22 từ sáng nay đã được tăng cường đáng kể. Trong đó có các tàu KN-782 của Chi đội Kiểm ngư 4, tàu 884 và 886 của Đoàn Đo đạc, Biên vẽ Bản đồ và Nghiên cứu Biển của Quân chủng Hải quân (Đoàn 6).

Điểm khác biệt là hôm nay các tàu chưa tham gia nhiệm vụ được yêu cầu lùi xa 5 hải lý để nhường hiện trường cho các tàu quét kim loại.

Thượng tá Hoàng Văn Số - Chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn đặc công 5 cho biết các chiến sĩ đặc công người nhái đang ở tư thế sẵn sàng để tiếp tục tham gia lặn tìm kiếm. Nhưng đến thời điểm này vẫn chưa nhận được lệnh.

Trước đó, Đại tá Đỗ Hồng Đó - Chính ủy Vùng 3 cảnh sát biển cho biết: "Trong một đến hai ngày nữa, việc trục vớt các bộ phận của hai máy bay Su-22 sẽ được tiến hành và tàu CSB 9001 sẽ truyền hình trực tiếp cảnh trục vớt về Bộ tư lệnh Cảnh sát biển tại Hà Nội.

Việc truyền trực tiếp hình ảnh trục vớt về Bộ tư lệnh Cảnh sát biển sẽ giúp có những chỉ đạo kịp thời để việc trục vớt an toàn và hiệu quả".

9g45, lực lượng đặc công người nhái được lệnh tạm ngưng lặn tìm kiếm để hai tàu quét kim loại thay thế làm nhiệm vụ.

Khi có kết quả rà soát bằng tàu quét, đặc công người nhái sẽ trở lại, thực hiện công tác lặn tìm kiếm dựa trên phân tích các kết quả này.

Lúc 6g40 và 7g05 sáng nay (19/4), hai máy bay trực thăng đã cất cánh chở lãnh đạo của quân chủng Phòng không Không quân, sư đoàn 370 và trung đoàn 937 ra đảo Phú Quý (Bình Thuận).

Đó là thông tin mới nhất của PV Tuổi Trẻ đang có mặt tại sân bay quân sự Thành Sơn (Phan Rang - Ninh Thuận) vừa cho biết.

Như vậy cùng với 2 trực thăng đã có mặt trước đó tại đảo Phú Quý để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, thời điểm này đang có 4 máy bay trực thăng cùng tham gia việc tìm kiếm hai máy bay Su- 22.

Trao đổi vớiTuổi Trẻtrực tiếp từ tàu cứu nạn, thượng tá Hoàng Văn Số - Chủ nhiệm chính trị, Lữ đoàn đặc công 5 cho biết kíp đặc công người nhái đầu tiên trong ngày hôm nay cũng đã bắt đầu lặn xuống biển tìm máy bay Su-22.

Theo VTV, sáng nay sẽ có thêm 3 tàu dò quét thủy âm hiện đại của quân chủng hải quân tới hiện trường phục vụ công tác dò quét để tìm máy bay dưới đáy biển.

Trong ngày hôm qua (18/4), các chiến sĩ đặc công nước đã trục vớt được các vật thể, mảnh vỡ có thể là các bộ phận của máy bay Su-22.

Đặc công vớt các mảnh vỡ máy bay rơi

Đặc công vớt các mảnh vỡ máy bay rơi. Ảnh: Người lao động

Trao đổi với báo chí tối 18/4, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, 3 vật thể quan trọng của máy bay Su 22 được phát hiện trong ngày 18/4 gồm:

Khung kính buồng lái, 1 thùng dầu phụ (không phải đuôi máy bay như phán đoán vào chiều 17/4) và 1 vật thể hình khối tròn chưa xác định là bộ phận nào của máy bay.

Đến cuối ngày 18/4, theo Thiếu tướng Tuấn, các lực lượng mới chỉ trục vớt được khung kính buồng lái, 2 vật còn lại mới được khoanh vùng và chưa thể vớt được.

Thông tin trước đó cho biết lực lượng tìm kiếm đã phát hiện, vớt 2 thùng dầu phụ, khung kính buồng lái, một số mảnh kim loại nghi là bộ phận của tiêm kích Su-22 và đưa vào bờ.

Thiếu tướng Tuấn nhận định:

"Từ những gì vớt được, nhiều khả năng máy bay đã bị vỡ trước khi lao xuống biển.

Hiện vẫn chưa có thông tin gì về hai phi công trong vụ việc này. Lực lượng tìm kiếm cứu hộ sẽ cố gắng hết sức mình".

Theo Thiên Minh - Bạch Dương - Đại lộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X