Hotline 24/7
08983-08983

Cận cảnh những vũ khí hiện đại nhất của Nga

Vũ khí Nga đã và đang tạo nên sức mạnh và vị thế cho quân đội nước này trong cuộc chạy đua vũ trang với các siêu cường quốc khác trên thế giới.

Quân đội Nga đang tăng tốc quá trình hiện đại hóa vũ khí. Biểu tượng cho nỗ lực hiện đại hóa này là máy bay ném bom Su-34, tên lửa đạn đạo Iskander-M, tàu ngầm Severodvinsk, trực thăng KA-52 và tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Akula.

Su-34 - vũ khí đắc lực của không quân Nga  

Trong năm 2013, Không quân Nga tiếp nhận 32 chiếc tiêm kích - bom Su-34 mới. Mẫu máy bay này được xem là một trong những nỗ lực nâng cấp lực lượng máy bay tiêm kích - bom già nua của Không quân Nga trong thời gian gần đây.

Su-34 vừa có thể là máy bay tiêm kích và vừa là máy bay ném bom. Với trọng lượng cất cánh gần 50 tấn, nó có thể thực hiện nhào lộn, và tác chiến như một máy bay chiến đấu đánh chặn, và thực hiện các vụ phi vụ ném bom chính xác đối nhiều loại mục tiêu khác nhau một cách dễ dàng.

Vũ khí Nga khiến thế giới khiếp sợ

Máy bay tiêm kích - bom Su-34

Hai chiếc Su-34 đầu tiên trị giá 1,8 tỷ rúp (tương đương 51,7 triệu USD) đã được bàn giao cho Không quân Nga trong năm 2013. Những chiếc Su-34 có thể mang theo 8 tấn vũ khí có điều khiển hay không điều khiển (tên lửa không đối không/đối đất/đối hải, bom hàng không, rocket). Nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ban ngày hay ban đêm.

Ngoài ra, khả năng sống sót của Su-34 vượt trội so với nhiều loại máy bay khác, với việc buồng lái được bọc giáp dày. Trên thực tế là mẫu máy bay này được thiết kế để có dễ dàng nâng cấp và duy trì tuổi thọ hoạt động lên đến hơn 30 năm. Không quân Nga có kế hoạch trang bị ít nhất 120 chiếc Su-34 cho lực lương trong tương lai.

Vũ khí Nga khiến thế giới khiếp sợIskander - vũ khí mới xuất hiện ở Kaliningrad (Nga)  khiến NATO "hoảng hồn"

Năm 2013, quân đội Nga đã nhận được hai lữ đoàn hoàn chỉnh đầu tiên trang bị hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M. Trước đó, chỉ có bộ phận riêng biệt của hệ thống tên lửa chiến thuật này được đưa vào trực chiến trong Quân đội Nga.

Với Iskander, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, họ có thể tự tin hóa giải hoàn toàn trước mối đe dọa của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ triển khai ở khu vực Đông Âu. Hiện tại, quân đội Nga đã triển khai hệ thống tên lửa này đến khu vực Kaliningrad gần biên giới với các nước Đông Âu.

Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật cơ động Iskander-M có tầm bắn khoảng 400km, tốc độ bay tới 2.000m/s, mang đầu đạn thượng lẫn đầu đạn hạt nhân với độ chính xác khi tấn công rất cao. Từ biên giới của Nga với các quốc gia phương Tây, tên lửa Iskander có thể tiêu diệt các mục tiêu quân sự quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương như các hệ thống tên lửa, pháo binh tầm xa, không quân và hệ thống phòng thủ tên lửa, hay sân bay, các cơ sở chỉ huy và thông tin liên lạc, các công trình ngầm, các mục tiêu quan trọng khác với khả năng chính xác tuyệt đối.

Ngoài ra, nó còn có thể tiêu diệt hoàn toàn các mục tiêu được hệ thống bảo vệ phức tạp nhất và dễ dàng vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương gần giống như những gì mà người Nga đã làm trên hệ thống tên lửa chiến lược Topol-M trước đây.

Hệ thống dẫn đường của tên lửa Nga rất nhạy cảm và họ có thể tiêu diệt thành công bất cứ mục tiêu nào, ở bất kỳ đầu và không phụ thuộc vào yếu tố thời tiết với độ chính xác là cộng trừ 2m.

Tàu ngầm Severodvinsk - vũ khí tấn công bí mật của Nga

Năm ngoái, lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga sau nhiều năm không có tàu mới đã “liên tù tì” nhận thêm 2 tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới gồm: tàu ngầm chiến lược Project 955 Borei mang tên Yury Dolgorukiy và tàu ngầm tấn công Project 885 Yasen mang tên Severodvinsk. Trong đó, các chuyên gia quân sự đánh giá rằng tàu ngầm lớp Yasen là một sự đổi mới thực sự trong ngành công nghiệp hàng hải của Nga.

Vũ khí Nga khiến thế giới khiếp sợ

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Severodvinsk

Các công nghệ mới của Nga cho phép tàu ngầm lớp Yasen đứng đầu các tàu cùng loại về độ ồn thấp và khả năng hoạt động bí mật, thậm chí nó còn vượt trội so với tàu ngầm Project 971 (NATO gọi là Akula), hay tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Mỹ - lớp Seawolf.

Project 971 Akula là thế hệ tàu ngầm hạt nhân thứ 3 của Liên Xô (Nga) và hầu như nó không thể bị phát hiện ở khi đang hoạt động trong lòng đại dương. Lực lượng Hải quân Mỹ và Anh đều nhận thức được sự nguy hiểm của những chiếc tàu ngầm này. Và họ đã chạm chán nhiều lần với Akula ở vùng nước ven biển của Vương quốc Anh, Mỹ, và Canada, nhưng lại không thể theo dõi hay giám sát được chúng.

Như vậy, nếu Yasen còn có độ ồn thấp hơn cả Akula thì đó thực sự là “cơn ác mộng kinh hoàng” với tàu ngầm NATO. Tàu ngầm Severodvinsk có thể mang một số loại tên lửa hành trình và ngư lôi. Một trong số đó là các tên lửa hành trình siêu âm Yakhont, và Nga đang dựa trên mẫu tên lửa hành trình siêu âm này để phát triển một mẫu tên lửa siêu thanh mới có tên là Zircon.

Với việc trang bị một số lượng lớn vũ khí đa dạng như trên giúp Severodvinsk có thể tiêu diệt được các mục tiêu lớn như là tàu sân bay hay thực hiện tấn các mục tiêu nằm trên đất liền hoặc ven biển. 

Vũ khí quân đội NgaTrực thăng "cá sấu" KA-52 - vũ khí trinh sát tối tân của Nga

KA-52 được thiết kế với 2 phi công ngồi cạnh nhau tạo sự tương tác tốt hơn trong hoạt động chiến đấu. Phần mũi trực thăng rộng hơn tạo thêm không gian cho các thiết bị điện tử mới. KA-52 là trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng K-37-800M giúp phi công thoát ra ngoài trong trường hợp trực thăng bị trúng đạn hoặc gặp sự cố nghiêm trọng.

KA-52 được vũ trang cực mạnh với 6 giá treo vũ khí hai bên hông. Các giá phóng này có thể trang bị hỗn hợp vũ khí bao gồm: 6 tên lửa chống tăng bám chùm laser bán tự động Vikhr cùng 2 bệ phóng rocket không điều khiển B8V-20 80 mm. Tên lửa Vikhr được trang bị đầu đạn liều đúp có thể xuyên giáp đến 900 mm sau giáp phản ứng nổ, tầm bắn 12 km.

KA-52 cũng có thể trang bị 4 tên lửa không đối không tầm ngắn Igla-V. Tổng tải trọng vũ khí lên đến 2.000kg. Alligator còn được trang bị 1 pháo tự động 2A42 30mm gắn ở bên hông phải. Pháo có tầm bắn hiệu quả 1.500m với các mục tiêu mặt đất, 2.500m với các mục tiêu đường không.

Điểm vượt trội của KA-52 so với các trực thăng tấn công khác là khả năng cơ động rất cao với thiết kế rotor đồng trục độc đáo. Trực thăng này có thể bay lùi với tốc độ 130km/h, bay ngang với tốc độ 100km/h. KA-52 được trang bị 2 động cơ  turboshaft VK-2500 công suất 2.400 mã lực/chiếc. Hệ thống động lực này giúp trực thăng đạt tốc độ tối đa 370km/h (nhanh nhất trong các trực thăng tấn công hiện nay), tốc độ hành trình 260km/h, trần bay 5.500m, tầm bay với tối đa nhiêu liệu khoảng 1.100km.

Trực thăng KA-52 được Nga thiết kế nhằm tiêu diệt lực lượng lục quân đối phương kể cả các xe bộ binh và xe bọc thép. KA-52 là biến thể hai chỗ ngồi thế hệ mới của chiếc trực thăng nổi tiếng một thời "Cá mập đen" KA-50.  Mặc dù "Cá sấu" là loại trực thăng hạng nhẹ nhưng đôi khi nó vẫn được điều động tham gia nhiệm vụ trinh sát và có lớp vỏ bọc thép không gì phá được.  

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Akula - vũ khí chiến đấu lâu dài của Hải quân Nga

Vũ khí Nga khiến thế giới khiếp sợTàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Akula

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Akula (Cá mập) dưới thời Liên Xô cũ được triển khai lần đầu tiên vào năm 1980. Akula là thế hệ tàu ngầm lớn nhất từ trước tới nay được sản xuất với chiều dài lên tới 175 m và rộng 23 m, chuyên chở đủ nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ nhóm thủy thủ hoạt động trên tàu trong nhiều tháng lặn dưới nước.

Trang bị tên lửa hạt nhân nguy hiểm cùng tầm bắn các mục tiêu ở khoảng cách 8.300 km, tàu ngầm "Cá mập" có thể phóng các tên lửa hạt nhân tầm xa ngay khi đang lặn dưới nước hay đang thả neo tại cảng. Các động cơ chạy siêu êm còn cho phép tàu ngầm "Cá mập" hoạt động tại vùng biển nằm trong vòng kiểm soát của NATO mà không dễ bị phát hiện. 

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula có lượng giãn nước khi nổi khoảng 24.500 tấn và khi lặn là 48.000 tấn. Con số này lớn hơn gấp đôi tàu ngầm hạt nhân lớn nhất Hải quân Mỹ lớp Ohio. Lớp Akula trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân OK-650 (công suất 190MW), 2 động cơ tuốc bin khí cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa 50km/h khi lặn, lặn sâu 400m, lặn liên tục 120 ngày trên biển. Với động cơ hạt nhân, Akula có thể di chuyển khắp thế giới, nó chỉ bị giới hạn bởi vấn đề lương thực thực phẩm.

Ngoài tên lửa đạn đạo, tàu ngầm Akula còn trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm (phóng ngư lôi Type 53 và tên lửa hành trình chống ngầm RPK-2) và 2 ống phóng ngư lôi 650mm (phóng ngư lôi Type 65K và tên lửa hành trình chống ngầm RPK-7). Tàu còn có một hệ thống phòng không tầm thấp 9K38 Igla. Sức mạnh tàu ngầm Akula khủng nhất thế giới không chỉ tấn công mục tiêu mặt đất, nó còn đe dọa tàu ngầm đối phương và mục tiêu trên không.

AloBacsi.com
Theo Thùy Linh - VietQ.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X