Hotline 24/7
08983-08983

Cán bộ dính lao lý muốn bệnh, chỉ cần viết đơn?

“Cán bộ chạy chọt hồ sơ sức khỏe thì phải có người nhận mới “đầu xuôi đuôi lọt” được chứ. Phải tìm ra, quy trách nhiệm đến cùng…”.

Trong quá trình làm việc, LS Phạm Công Hùng đã gặp rất nhiều những trường hợp cán bộ, quan chức khi bị thanh tra, kiểm tra các sai phạm thì cáo bệnh hoặc đưa ra hồ sơ bị tâm thần. Dưới đây là những chia sẻ của ông về hiện tượng, có thể được coi là vấn nạn này.

Vướng lao lý là cáo bệnh

Trường hợp đầu tiên không thể không nhắc đến làtrường hợp ông Nguyễn Văn Nên - nguyên phó phòng cảnh sát điều tra công an tỉnh Tiền Giang. Khi sắp bị truy tố cũng cáo bị tâm thần để tạm dừng xét xử. Sau đó, ông này bị đưa đi chữa bệnh tâm thần và theo tôi được biết,từ bệnh giả chuyển sang mắc chứng bệnh thật.

Trong vụ án Lã Thị Kim Oanh cũng xuất hiện những hồ sơ tương tự. Có nhiều bị cáo thời điểm đó đã cáo bệnh để trốn tránh trách nhiệm. Gần đây, cán bộ là phó chủ tịch một tỉnh khi bị dư luận lên tiếng và cơ quan công an điều tra vào cuộc xem xét cũng xin nghỉ phép đi chữa bệnh.

Phải thẳng thắn nhìn nhận, hiện tượng nêu trên thể hiện rõ nhất bản chất không trung thực, trốn tránh trách nhiệm, sợ trách nhiệm của một bộ phận công chức, quan chức.

Dư luận buộc phải ghi nhận, một bộ phận dù rất nhỏ công chức, viên chức khi còn đương chức thì thông thạo, dùng đủ mọi cách để làm giàu. Đến lúc sai phạm bị pháp luật xử lý thì thêm một lần nữa trốn tránh, chạy chọt.

Can bo dinh lao ly muon benh, chi can viet don?
LS Phạm Công Hùng cho rằng cần phải truy đến cùng việc chạy chọt hồ sơ sức khỏe để chốn tránh trách nhiệm hình sự của một bộ phận cán bộ nhà nước. Ảnh: TTO

Điều kỳ lạ là ở Việt Nam, quan chức nói bị bệnh và chỉ cần viết đơn là những cơ quan có trách nhiệm tin rằng bệnh thật, không truy cứu, xem xét nữa. Việc kiểm soát, kiểm tra lại dường như bị bỏ qua.

Mà việc kiểm tra có khó không? Xin thưa rằng, có rất nhiều cách để kiểm tra chuyện này. Một là, sử dụng thuốc ở bệnh viện để làm căn cứ, chỉ cần dành từ 5-10 phút thì sẽ xác định được ngay.

Một cách khác, tôi đã áp dụng khi xét xử. Nhiều lần, người bị xét xử nằm liệt ở trên tòa, không chịu đứng lên. Đến khi tòa đưa bác sĩ đến khám, kết luận không bị làm sao thì họ mới chấp hành theo quy định của pháp luật.

Kẽ hở từ đâu?

Soi chiếu sang cách hành xử ở các nước khác, dường như ở họ, không xuất hiện những kẽ hở trên. Cơ quan nhà nước có liên quan kiểm tra công khai, minh bạch đến cùng, thẩm định rất kỹ càng. Với những trường hợp cáo bệnh, họ dễ dàng dùng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát xem cán bộ đó có bệnh thật hay không.

Tại sao Việt Nam chưa làm được? Tôi cho rằng, về luật, Việt Nam đãcó đầy đủ các quy định, chế tài. Kẽ hở đến từ việc chúng ta làm không nghiêm túc. Muốn thay đổi thực tế này, cần lưu ý tới 2 vấn đề chính: Thứ nhất là quy chế trách nhiệm. Thứ hai là vấn đề thẩm định, xác định lời khai thật dối của quan chức, lãnh đạo đang bị thanh tra, kiểm tra.

Ở đây cũng cần phải xem đến trách nhiệm của cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp. Làm sao có những con voi lọt được lỗ nhỏ? Lúc đầu trước khi bổ nhiệm họ nói có sức khỏe, không bệnh tất gì cả. Nhưng đến khi bị kỷ luật thì khai đủ thứ bệnh hết. Thậm chí, chỉ trong một vài tháng thôi mà tình trạng sức khỏe đã khác nhau rồi.

Bản thân họ sai đã đành nhưng cơ quan kiểm soát đang làm gì? Giả sử, cán bộ, công chức chạy chọt thì phải có người nhận thì mới “đầu xuôi đuôi lọt” được chứ. Cần phải làm rõ và quy trách nhiệm đến nơi đến chốn mới mong giải quyết tận gốc vấn nạn này.

Theo LS Phạm Công Hùng - Nguyên thẩm phán TAND Tối cao - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X