Hotline 24/7
08983-08983

Ca ghép đầu đầu tiên trên thế giới: “Hãy coi như tôi đi nghỉ mát”

Bác sĩ phẫu thuật người Ý Sergio Canavero và bác sĩ phẫu thuật người Trung Quốc Ren Xiaoping đang chuẩn bị hợp tác thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới.

BS Sergio Canavero thông báo trong cuộc họp báo được tổ chức gần đây tại Trung Quốc rằng:

"Valery Spiridonov - một người đàn ông Nga bị bệnh teo cơ sẽ là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được cấy ghép đầu.

Ông và đồng nghiệp người Trung Quốc sẽ ghép đầu anh Spiridonov vào một cơ thể khác. Ca phẫu thuật sẽ được thực hiện tại bệnh viện thuộc trường ĐH Y khoa Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang,Trung Quốc.

BS Ren Xiaoping là người duy nhất trên thế giới có khả năng hợp tác với ông thực hiện ca phẫu thuật chưa có tiền lệ này".

Hình vẽ mô tả quá trình cấy ghép đầu với người
Hình vẽ mô tả quá trình cấy ghép đầu với người

Dù cuộc nghiên cứu cấy ghép đầu ở người gây nhiều tranh cãi song các nhà khoa học vẫn không bỏ cuộc. Họ đã nhân được hơn 2 triệu USD tiền từ các quỹ nghiên cứu và của chính phủ để theo đuổi cuộc nghiên cứu y học mang tính cách mạng này.

Bệnh nhân Spiridonov, 30 tuổi, là một lập trình viên máy tính, nói với báo Mail Online của Anh rằng: "Anh đã sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật cấy ghép đầu và tin tương hoàn toàn vào các bác sĩ.

Họ sẽ cắt đầu anh ra, cấy ghép vào thân thể khỏe mạnh khác, giải thoát cho anh khỏi thân thể bệnh tật tê liệt làm anh bí bách.

Anh đã quyết định thực hiện phẫu thuật, muốn có thân thể khác trước khi chết, muốn được giải phóng mình ra khỏi chiếc xe lăn và anh không thay đổi quyết định".

Anh Spiridonov, 30 tuổi, là một lập trình viên máy tính, sẽ được cấy ghép đầu vào thân thể khác
Anh Spiridonov, 30 tuổi, là một lập trình viên máy tính, sẽ được cấy ghép đầu vào thân thể khác

BS Canavero nói: Nếu như ca phẫu thuật cấy ghép đầu cho người thành công thì y học thế giới sẽ sang trang mới, có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp đến cho nhưng bệnh nhân có cơ thể bệnh tật vô phương cứu chữa, nhưng trí tuệ và hệ thần kinh vẫn còn tốt.

Từ năm 2013 đến nay, BS Ren Xiaoping thuộc trường ĐH Y khoa Cáp Nhĩ Tân đã thực hiện 1.000 cuộc phẫu thuật cấy ghép đầu với chuột. Ông dự định trong năm nay sẽ thí nghiệm phẫu thuật cấy ghép đầu với động vật linh trưởng.

Các thí nghíệm ghép đầu trên chuột
Các thí nghíệm ghép đầu trên chuột

BS Ren Xiaoping phẫu thuật cấy ghép đầu và thân thể chuột bằng nhiều cách khác nhau, cho thời gian trung bình sống sót sau phẫu thuật là 1 ngày.

Còn có rất nhiều việc để thực hiện trước khi thực hiện cấy ghép đầu với người để cho xác suất sống sau phẫu thuật cao.

Khi tiến hành phẫu thuật với người, các bác sĩ sẽ lấy thân thể khỏe mạnh của người hiến xác bị chết não. Bệnh nhân nhận thân thể và người hiến xác cùng được phẫu thuật một lúc, được cắt dây thần kinh cột sống bằng lưỡi dao siêu sắc nhọn.

Cái đầu của bệnh nhân được gắn vào thân thể người hiến xác bằng thứ chất mà BS Canavero gọi là “thành phần ma thuật” giống như keo dán polyethylene, để gắn nối dây thần kinh cột sống.

Các cơ và mạch máu được khâu lại. Khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ trong tình trạng hôn mê 4 tuần để ngừng hết mọi hoạt động, đầu và cơ thể mới được gắn vào nhau.

Khi bệnh nhân tỉnh dậy sẽ hoạt động được, có cảm giác mặt và nói được bằng giọng nói như trước. Thuốc ức chế miễn dịch liên tục được tiêm vào cơ thể mới.

Cả hai bác sĩ đi tiên phong cũng phải thừa nhận rằng vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn cần phải vượt qua.khi nối hệ thần kinh có những tế bào máu và dây thần kinh cột sống bé li ti. Thâm chí phải tự thiết kế bàn mổ cho ca mổ chưa từng có này.

Cuộc phẫu thuật này cần 2 năm nữa để tiếp tục chuẩn bị. Dự kiến, cuộc phẫu thuật cấy ghép đầu cho người đâu tiên sẽ đươc thực hiên vào tháng 12/2017, sẽ kéo dài 36 giờ, với chi phí khoảng 7,5 triệu bảng Anh.

Đầu của anh Spiridonov và thân thể người hiến xác sẽ được làm lạnh cùng lúc để các tế bào sống trong tình trạng thiếu oxy.

Tuy nhiên, trong giới khoa học có nhiều ý kiến bình luận trái chiều tỏ ý quan ngại về cuộc phẫu thuật mang tính đột phá táo bạo này. Nhiều người cho rằng dự định của BS Canavero là “hoàn toàn hoang đường”.

Chuyên gia y tế Wang Yifang của Viện nghiên cứu Y tế Nhân chung học thuộc trường ĐH Bắc Kinh nói: Cứ cho là cuộc phẫu thuật khả thi.

Nội tang của 1 người hiến tăng có thể cứu giúp cho mấy người. Trường hợp này phải lấy cả một thân thể nguyên vẹn khỏe mạnh để cho một người, như vậy không công bằng. Lấy đâu ra người hiến tặng  toàn bộ thân thể?”

BS Hunt Batjer, chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Mỹ, nói với hãng tin CNN rằng: “Tôi không muốn thực hiên phẫu thuật ghép đầu cho ai cả. Tôi không hiến xác cho ai để làm như vậy vì còn nhiều điều còn đáng sợ hơn cái chết”.

Tuy nhiên, anh Spiridonov đang rất mong chờ đến ngày phẫu thuật, được thoát ra khỏi thân thể khuyết tật để làm những việc mình mong muốn.

“Tôi yêu nghề nghiệp của tôi. Tôi muốn làm rất nhiều việc, muốn đi nhiều nơi và muốn tham gia nhiều công tác xã hội.

Tôi yêu khoa học – kỹ thuật và tin rằng nó sẽ giải quyết được những vấn đề nan giải của con ngườ, chữa được những bệnh vô phương cứu chữa” - anh Spiridonov tâm sự.

Cuộc sống của anh Spiridonov đang gắn liền với chiếc xe lăn
Cuộc sống của anh Spiridonov đang gắn liền với chiếc xe lăn

Anh Spiridonov nói đừa rằng: đến lúc thực hiện phẫu thuật  cứ coi như tôi được đi nghỉ mát. Khi trở về tôi sẽ thành một con người có hình hài khác.

Dù sao chúng ta cũng nên ủng hộ ý tưởng BS Sergio Canavero và BS Ren Xiaoping và thầm mong có người hiến xác thích hợp, cuộc phẫu thuật thực hiện thành công.

Sự thành công này sẽ mở ra chân trời mới cho y học thế giới và mang lại hy vọng có cuộc sống hòa nhập cho những người khiếm khuyết thân thể.

Theo Cẩm Mai - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X