Hotline 24/7
08983-08983

''Biển Đông là bàn đạp để Trung Quốc lấy lại vinh quang''

Đây là nhận định của cựu chỉ huy Hải quân Philiippines, Phó đô đốc Alexander Pama trong bài viết trên Thời báo Manila hôm 24/5.

Thời báo Manila (Philippines) hôm 24/5 đã đăng bài viết của cựu chỉ huy Hải quân Philiippines, Phó đô đốc Alexander Pama tại Trung tâm An ninh Mỹ mới ở Washington DC về cách hành xử của Trung Quốc ở biển Đông.

Ông cho rằng, nếu không hành động, Mỹ sẽ ngày càng khó kiềm chế Trung Quốc vì nước này đang phát triển nhanh chóng để trở thành một cường quốc quân sự.

Pama nhấn mạnh, Trung Quốc muốn chiếm hữu được cả của cải và quyền lực. ''Với Trung Quốc, thứ quyền lực này không khác gì ngoài việc có một quân đội mạnh để không chỉ phòng thủ và răn đe có hiệu quả, mà còn được vận dụng khi họ cần hoặc muốn hoặc cả 2 điều đó'', ông viết.

Pama lập luận rằng, hành xử của Trung Quốc hiện nay thể hiện rõ mong muốn lấy lại ''những ngày vinh quang'' sau khi bị các cường quốc nước ngoài xâm chiếm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

'Trung Quốc muốn của cải lẫn quyền lực ở biển Đông'Trung Quốc đang biến các bãi ngầm thành đảo nhân tạo để mưu toan độc chiếm biển Đông. Ảnh: ABC.

Ví dụ minh chứng, theo ông, là cuộc đụng độ giữa Hải quân Phillippines và các tàu giám sát của Trung Quốc hồi tháng 4/2012 tại bãi cạn Scarborough ngoài khơi tỉnh Zambales.

Sau vụ việc, Trung Quốc đã dùng ưu thế quân sự để chiếm hữu bãi cạn, vi phạm thỏa thuận mà Mỹ làm trung gian là 2 bên rút tàu ra khỏi nơi tranh chấp.

''Ngày nay, Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật tương tự với Bãi Cỏ Mây'', Pama nhấn mạnh. Ông chỉ ra những lý do thực tế và những mối lợi tiềm năng mà Trung Quốc mong đợi với mưu toan kiểm soát, độc chiếm biển Đông.

Theo Pama, Trung Quốc cần tài nguyên thủy hải sản giàu có của vùng biển để đảm bảo an ninh lương thực, cũng như nguồn trầm tích giàu dầu khí để phục vụ cho nhu cầu năng lượng.

Bắc Kinh đã đưa ra bản đồ 9 đoạn bao trùm 90% biển Đông, kể cả lãnh thổ thuộc về những nước khác trong đó có Philippines theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển. Trung Quốc là một trong những nước đã ký kết nhưng từ chối tuân thủ.

Trước việc Trung Quốc trái phép đẩy mạnh cải tạo các bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo để xây dựng các cơ sở quân sự, phục vụ cho mưu đồ kiểm soát biển Đông, Mỹ đã điều động tàu chiến, máy bay giám sát thực hiện sứ mệnh tuần tra gần những khu vực này.

Washington khẳng định không công nhận các đảo nhân tạo và sẽ tiếp tục các chuyến tuần tra để xác lập quyền tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông.

Video công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc ở biển Đông


Theo Thái An - VietNamNet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X