Hotline 24/7
08983-08983

Báo động chợ đen nội tạng châu Á

Việc buôn bán các cơ quan nội tạng người tại châu Á thường bằng cách lừa bịp người bán tạng và không trả họ tiền như đã hứa.

Sự kiện này được phát hiện là nhờ nhóm các nhà nhân chủng học, dưới sự chỉ đại của Monir Moniruzzaman, thuộc Khoa nhân chủng học của Trường ĐH Michigan. Ông đã bỏ ra 10 năm để tìm hiểu thị trường đen buôn bán tạng tại Bangladesh.

Hầu hết những người bán nội tạng ở Bangladesh đều không nhận được tiền như đã hứa. Ảnh: MedPortal

Monir Moniruzzaman tường thuật lại trong công trình nghiên cứu của mình thị trường mua bán bất hợp pháp nội tạng người bao gồm thận, một phần của gan và giác mạc. Nơi thị trường này hoạt động là Bangladesh, nước 78% dân số chỉ kiếm được dưới 2 đôla/ngày. Giá trung bình một quả thận ở thị trường chợ đen là 100 nghìn tak (tiền Bangladesh, tương đương 1.400 đôla). Con số này cứ giảm dần vì đa số người nghèo có nguyện vọng bán một phần của cơ thể mình để nuôi sống gia đình.  

Tác giả công trình nghiên cứu đã hỏi 33 người đã bán thận và được biết họ không nhận được số tiền như đã hứa và sau cuộc phẫu thuật sức khỏe của họ đều giảm sút. Kết quả là họ mất khả năng làm việc, vì rơi vào tình trạng ân hận, xấu hổ và bị trầm cảm nặng. Có những người mang theo ý định tự sát.

Những người mua nội tạng phần nhiều là người ngoại quốc hoặc người đã rời khỏi Bangladesh, trở thành công dân của nước khác.  Vì việc buôn bán tạng là bất hợp pháp nên người môi giới thường làm ra những bộ hồ sơ giả dưới hình thức người trong gia đình hiến tặng cho nhau. Sau đó người mua và người bán gặp nhau tại bệnh viện thường nằm ở biên giới.

Đa số người mà Monir Moniruzzaman điều tra đều nói họ được phẫu thuật tại Ấn Độ. Bác sĩ và những chủ bệnh viện biết việc mình làm là bất hợp pháp nhưng vẫn làm, miễn là kiếm được nhiều tiền.

Không chỉ chính “nạn nhân” mà cả những người môi giới không hiểu hết cái hại của việc cho đi một nội tạng đối với con người. Một số người môi giới “trao đổi” nội tạng mà họ “mua” được để lấy visa vào Mỹ. Ông Monir Moniruzzaman nói với phóng viên báo Life Sciences: "Đó là hình thức bóc lột người nghèo để kéo dài đời sống cho người giàu”.

Các nhà nhân chủng học đã gửi công trình nghiên cứu của mình, cùng với những kiến nghị  đến Ủy ban nhân quyền của Quốc hội Mỹ và Ủy ban đối ngoại của Thượng viện, đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ gây sức ép ngăn chặn hiện tượng này ở nhiều nước châu Á, trong đó Bangladesh chỉ  là một ví dụ cụ thể.

AloBacsi.vn (Theo VietNamNet)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X