Hotline 24/7
08983-08983

Báo cáo của Mỹ: Quân đội Trung Quốc tham nhũng và bất phục tùng

Theo Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung (USCC), quân đội Trung Quốc tồn tại 2 điểm yếu quan trọng là trình độ tổ chức và khả năng tác chiến.

Quân đội Trung Quốc tham gia huấn luyện. Ảnh: Telegraph

Những tin tức xuất hiện liên tục về các chương trình quốc phòng đình đám của Trung Quốc như chiến đấu cơ tàng hình J-20, J-31, tên lửa đạn đạo diệt hạm… đã gây ra sự lo lắng cho Lầu Năm Góc.

Tuy nhiên một bản báo cáo mới được công bố của Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung (USCC) cho thấy nhiều "gót chân Achilles" của quân đội Trung Quốc mà người Mỹ có thể lợi dụng.

Bản báo cáo tựa đề: "Cuộc lột xác nửa vời về quân sự của Trung Quốc: Đánh giá những nhược điểm của Quân giải phóng nhân dân (PLA)” đã chỉ ra 2 điểm yếu quan trọng là: trình độ tổ chức và khả năng tác chiến.

Về mặt tổ chức, quân đội Trung Quốc vẫn đang phải vật lộn với cơ cấu chỉ huy lạc hậu, chất lượng và mức độ chuyên nghiệp của quân nhân thấp, bên cạnh đó là nạn tham nhũng.

Về khả năng tác chiến, quân đội Trung Quốc còn yếu về năng lực hậu cần, không vận tầm xa, thiếu máy bay chuyên dụng cho các lực lượng đặc nhiệm, cũng như khả năng hạn chế trong tác chiến phòng không trên biển và chống tàu ngầm.

Báo cáo nêu rõ:

“Mặc dù năng lực của quân đội Trung Quốc đã được nâng cao đáng kể trong thời gian qua, những điểm yếu còn tồn tại này làm tăng nguy cơ thất bại trong việc thực hiện những nhiệm vụ mà lãnh đạo Trung Quốc đề ra cho quân đội nước này.

Chẳng hạn như vấn đề Đài Loan, tranh chấp chủ quyền trên biển, bảo vệ các tuyến giao thông hàng hải, hay thực hiện những chiến dịch quân sự giới hạn”.

Hai lỗ hổng

Báo cáo chỉ ra rằng, trong nội bộ quân đội Trung Quốc cũng nhận thức được những vấn đề này và thường gọi chúng với cái tên "2 lỗ hổng", trong đó xác định rằng quân đội Trung Quốc vẫn chưa đủ năng lực để thực hiện cả 2 nhiệm vụ chiến lược được đặt ra.

Một là tiến hành và đánh thắng chiến tranh cục bộ sử dụng hình thái "chiến tranh thông tin". Thứ hai là những nhiệm vụ truyền thống khác.

Đối với nhiệm vụ thứ nhất, còn tồn tại những yếu kém được đánh giá là "rất sâu rộng và dai dẳng" nằm ở các khâu tổ chức, huấn luyện con người, phát triển lực lượng và hậu cần.

Huấn luyện chưa theo kịp với yêu cầu hiện đại hóa. Cơ cấu tổ chức vẫn còn những bất hợp lý về cấu trúc và cơ chế.

Báo cáo của Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung chỉ ra 2 điểm yếu quan trọng của PLA là trình độ tổ chức và khả năng tác chiến.Báo cáo của Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung chỉ ra 2 điểm yếu quan trọng của PLA là trình độ tổ chức và khả năng tác chiến. Ảnh: China Daily

Về mặt phát triển lực lượng, vấn đề của quân đội Trung Quốc nằm ở việc nó đặt mục tiêu sẵn sàng cho hình thái chiến tranh thông tin của thế kỷ 21 nhưng vẫn chưa hoàn toàn được cơ giới hóa theo hình thái chiến tranh cơ giới của thế kỷ 20.

Các tài liệu của Trung Quốc cũng thừa nhận công tác hậu cần của quân đội còn yếu kém, đặc biệt là chưa đủ hiện đại cho hình thái chiến tranh thông tin.

Đối với loại nhiệm vụ chiến lược thứ 2, các tài liệu của Trung Quốc cũng chỉ ra những yếu kém tương tự về mặt tổ chức, huấn luyện con người và hậu cần.

Riêng về khâu phát triển lực lượng thì vấn đề ít nghiêm trọng hơn nhưng nhìn chung, quân đội Trung Quốc thiếu cả nhân lực đủ trình độ và phương tiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược truyền thống, như để đối phó Đài Loan…

Tham nhũng và bất phục tùng

Bản báo cáo cũng nhấn mạnh một vấn đề nữa là sự thiếu phối hợp, mâu thuẫn giữa quân đội Trung Quốc và các cơ quan nhà nước khác.

Một số ví dụ được nêu ra bao gồm vụ va chạm với máy bay trinh sát P-3C Orion của Mỹ năm 2001, cơn đại dịch SARS năm 2003.

Ngoài ra còn phải kể đến vụ đối đầu giữa tàu sân bay Mỹ Kitty Hawk và một tàu ngầm Trung Quốc năm 2006, vụ thử tên lửa diệt vệ tinh năm 2007 hay chiến dịch giải quyết hậu quả vụ động đất năm 2008 tại Tứ Xuyên.

Trong vụ động đất tại Tứ Xuyên, thủ tướng Ôn Gia Bảo không nhận được sự hỗ trợ tối đa từ quân đội và cảnh sát vũ trang.

Có nguồn tin cho rằng quân đội từ chối đặt trung tâm ứng cứu thảm họa của mình cùng địa điểm với trung tâm tương tự của chính phủ.

tag-reuters-7137-1414505295-38-6272-6225
Tướng Từ Tài Hậu, nguyên phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nạn tham nhũng đang hoành hành ở mức độ nghiêm trọng, kể cả theo tin tức chính thống.

Năm 2000, cục trưởng cục quân báo, bộ tổng tham mưu bị bắt. Năm 2012, tới lượt nguyên phó tổng cục trưởng hậu cần xộ khám.

Năm vừa qua lại có thêm một vụ bắt giữ đình đám nữa, lần này là phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Từ Tài Hậu.

Có tin Quách Bá Hùng, cũng là một phó chủ tịch quân ủy trung ương, là mục tiêu mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng.

Theo Nhật Huy - Đại lộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X